(MPI) - Trong tháng 8/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 70,65 tỷ USD, tăng 0,8% so với tháng trước và tăng 13,5% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung tám tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 511,11 tỷ USD, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 15,8%; nhập khẩu tăng 17,7%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 19,07 tỷ USD.
(MPI) - Trong tháng 8/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 70,65 tỷ USD, tăng 0,8% so với tháng trước và tăng 13,5% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung tám tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 511,11 tỷ USD, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 15,8%; nhập khẩu tăng 17,7%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 19,07 tỷ USD.
Trong khi đó, giá gạo xuất khẩu của Thái Lan đã tăng lên mức cao nhất trong hai tháng do đồng baht mạnh lên, trong khi lũ lụt ở Bangladesh làm dấy lên lo ngại về nguồn cung. Gạo 5% tấm của Thái Lan được báo giá ở mức 580 USD/tấn, tăng từ mức 570 USD trong tuần trước, do đồng baht tăng giá.
Giá gạo ở Bangladesh vẫn ở mức cao và có thể tăng hơn nữa do tình hình lũ lụt được dự đoán sẽ ảnh hưởng đến sản lượng và nguồn cung trên toàn quốc. Gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ được báo giá ở mức 540-545 USD/tấn, cũng không thay đổi so với tuần trước.
Về thị trường nông sản Mỹ, giá lúa mì trên Sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT) tăng trong phiên giao dịch ngày 30-8, qua đó khép lại tuần vừa qua với mức tăng cao nhất trong hơn 3 tháng do tâm lý lo ngại về sản lượng sụt giảm ở châu Âu. Trong khi đó, giá đậu tương tăng lên mức cao nhất trong 3 tuần và giá ngô tăng nhẹ khi nhu cầu đối với các loại ngũ cốc này đi lên.
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Kinh tế xem các tin, bài liên quan.
Ngày 26-4, tại TP Cần Thơ, Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả xuất khẩu gạo năm 2023, quý I năm 2024 và triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo thời gian tới.