Fdi Của Nhật Bản Vào Việt Nam

Fdi Của Nhật Bản Vào Việt Nam

Những thông tin đặc sắc về Tập đoàn Masan và thị trường

Những thông tin đặc sắc về Tập đoàn Masan và thị trường

Singapore dẫn đầu dòng vốn FDI vào Việt Nam

Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, tính lũy kế đến ngày 30/9/2024, cả nước có 41.314 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 41,31 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư nước ngoài ước đạt khoảng 314,5 tỷ USD, bằng gần 64% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.

Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt gần 15,64 tỷ USD, chiếm gần 63,1% tổng vốn đầu tư đăng ký, giảm nhẹ 0,4% so với cùng kỳ. Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư hơn 4,38 tỷ USD, chiếm gần 17,7% tổng vốn đầu tư đăng ký, gấp hơn 2,2 lần cùng kỳ. Tiếp theo lần lượt là các ngành sản xuất, phân phối điện; bán buôn bán lẻ với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt gần 1,12 tỷ USD và hơn 920 triệu USD. Còn lại là các ngành khác.

Theo đối tác đầu tư, đã có 98 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong 9 tháng năm 2024. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 7,35 tỷ USD, chiếm gần 29,7% tổng vốn đầu tư, tăng 69% so với cùng kỳ năm ngoái. Trung Quốc đứng thứ hai với hơn 3,2 tỷ USD, chiếm 13% tổng vốn đầu tư, giảm 4,5% so với cùng kỳ. Tiếp theo là Hàn Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản,…

Xét về số dự án, Trung Quốc là đối tác dẫn đầu về số dự án đầu tư mới (chiếm 29,3%); Hàn Quốc dẫn đầu về số lượt điều chỉnh vốn (chiếm 23,9%) và GVMCP (chiếm 25,6%).

Bắc Ninh thu hút vốn FDI mạnh nhất

Theo địa bàn đầu tư, vốn FDI đã đầu tư vào 55 tỉnh, thành phố trên cả nước trong 9 tháng năm 2024. Bắc Ninh dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 4,5 tỷ USD, chiếm 18,2% tổng vốn đầu tư cả nước, gấp 3,47 lần cùng kỳ. Tiếp theo là TP Hồ Chí Minh với hơn 1,91 tỷ USD, chiếm 7,7% tổng vốn đầu tư đăng ký, giảm 15,1% so với cùng kỳ. Quảng Ninh đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 1,81 tỷ USD, chiếm 7,3% tổng vốn đầu tư cả nước. Tiếp theo lần lượt là Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Hà Nội,…

Nếu xét về số dự án, TP Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới (chiếm 41,1%) và góp vốn mua cổ phần (chiếm 70,5%). Bắc Ninh dẫn đầu về số lượt dự án điều chỉnh vốn (chiếm 14,5%).

Cục Đầu tư nước ngoài đánh giá, 9 tháng đầu năm 2024, cả vốn đầu tư thực hiện và tổng vốn đầu tư đăng ký tiếp tục tăng so với cùng kỳ, với mức tăng lần lượt là 8,9% và 11,6%. Trong đó, đầu tư mới và điều chỉnh vốn tăng cả về giá trị và quy mô vốn đầu tư mới/tăng thêm.

VOV.VN - Để khơi thông dòng chảy vốn FDI vào Việt Nam, cần khẩn trương chuẩn bị nguồn nhân lực có tay nghề, đặc biệt trong lĩnh vực điện tử bán dẫn; khắc phục tình trạng thiếu điện cục bộ tại một số địa phương; rà soát các thủ tục để đơn giản hóa hơn và rút ngắn thời gian xử lý...

Đại dịch COVID-19 được xem là một cú sốc lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có các đối tác nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Dưới tác động của đại dịch COVID-19, năm 2020, lượng vốn đăng ký FDI giảm 25% và giá trị FDI thực hiện giảm 2% so với năm 2019.

Năm 2021, lượng vốn FDI đăng ký tăng 9,2% còn giá trị FDI thực hiện giảm 1,2% so với năm 2020. Năm 2022, lượng vốn FDI đăng ký giảm 11,01% nhưng giá trị FDI thực hiện tăng tới 13,5% so với năm 2021. Bối cảnh đại dịch COVID-19 tạo ra nhiều thách thức và cơ hội giúp Việt Nam trở thành điểm sáng an toàn và hấp dẫn trong thu hút FDI từ nhiều quốc gia phát triển trên thế giới.

Trên cơ sở khái quát thực trạng thu hút FDI tại Việt Nam trong 10 năm gần đây, tác giả sử dụng phương pháp phân tích SWOT kết hợp với các phương pháp thống kê mô tả, tổng hợp, đồ thị và so sánh để phân tích: vai trò (điểm mạnh), tồn tại (điểm yếu), cơ hội và thách thức đối với thu hút nguồn vốn FDI vào Việt Nam trong bối cảnh mới.

Tác giả phân tích số liệu bằng các phương pháp thống kê mô tả, tổng hợp, đồ thị và so sánh. Ngoài ra, tác giả còn ứng dụng phần mềm tin học Microsoft Excel và các công cụ máy tính để xử lý dữ liệu.

Bên cạnh đó, tác giả sử dụng phương pháp phân tích SWOT để chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong thu hút nguồn vốn FDI đối với nền kinh tế Việt Nam.

Bảng 1: Số liệu FDI tại Việt Nam trong giai đoạn 2013-2022

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể về thu hút nguồn vốn FDI trong khoảng 10 năm trở lại đây. Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), giai đoạn 2013-2022 đã có 23.706 dự án FDI được cấp phép đăng ký đầu tư tại Việt Nam với tổng số vốn đăng ký 288,66 tỷ USD. Trong đó, số vốn thực hiện là 173,4 tỷ USD, chiếm 60,07% số vốn đăng ký.

Hình 1: Khu vực FDI đóng góp trong kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2013-2022 (%)

Trong giai đoạn 2013-2022, quy mô bình quân 1 dự án đạt giá trị không cao và không ổn định qua các năm. Nếu như năm 2013, quy mô bình quân 1 dự án đạt 14,6 triệu USD nhưng vốn thực hiện chỉ đạt 51,45% vốn đăng ký thì đến năm 2022 quy mô bình quân 1 dự án giảm xuống còn 13,61 triệu USD nhưng vốn thực hiện tăng lên đạt 80,81% vốn đăng ký. Như vậy, trong giai đoạn này; quy mô bình quân 1 dự án không tăng nhưng tỷ lệ vốn thực hiện so với vốn đăng ký có xu hướng tăng lên rất nhiều.

Năm 2022, tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đạt 27,72 tỷ USD, mức vốn FDI thực hiện đạt kỷ lục 22,4 tỷ USD, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2021. Đây là số vốn FDI thực hiện cao nhất trong 10 năm (Bảng 1).

Về đối tác đầu tư: Tính đến năm 2022, có 108 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam; trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư gần 6,46 tỷ USD, Hàn Quốc đứng thứ hai với gần 4,88 tỷ USD, Nhật Bản đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 4,78 tỷ USD...

Về lĩnh vực đầu tư: Tính đến cuối năm 2022, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19/21 ngành kinh tế, trong đó: Ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 16,8 tỷ USD, chiếm 60,6% tổng vốn đầu tư đăng ký năm 2022; ngành Kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư hơn 4,45 tỷ USD, chiếm 16,1% tổng vốn đầu tư đăng ký; còn lại là các ngành khác.

Về địa bàn đầu tư: Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 54 tỉnh, thành phố trên cả nước trong năm 2022. TP Hồ Chí Minh dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 3,94 tỷ USD, chiếm 14,2% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2021. Bình Dương đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư hơn 3,14 tỷ USD, chiếm 11,3% tổng vốn, tăng 47,3% so với cùng kỳ năm 2021. Quảng Ninh xếp thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 2,37 tỷ USD, chiếm 8,5% tổng vốn và tăng gấp hơn hai lần so với cùng kỳ năm 2021...

Những đóng góp của FDI đối với kinh tế Việt Nam

Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách nhà nước: Khu vực FDI có vai trò ngày càng lớn trong nền kinh tế Việt Nam. Trong 10 năm gần đây, FDI đã có đóng góp quan trọng vào GDP và NSNN với tỷ trọng ngày càng cao. Nếu như năm 2010, khu vực FDI đóng góp 15,15% vào GDP và 10,82% NSNN thì năm 2020, khu vực FDI đóng góp tăng lên 20,93% vào GDP và 14,59% NSNN.

- Nâng cao giá trị xuất khẩu: Trong giai đoạn 2013-2022, cùng với tốc độ tăng trưởng trong tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam có sự đóng góp rất lớn từ các DN khu vực FDI, trung bình hàng năm khu vực FDI đóng góp 69,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.

- Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế: FDI tác động đến cơ cấu kinh tế được thể hiện chủ yếu thông qua cơ cấu vốn đầu tư. Hiện nay, nguồn vốn FDI chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. FDI là nhân tố quan trọng thúc đẩy phát triển nhiều ngành công nghiệp và sản phẩm mới, tạo ra trên 50% giá trị sản xuất công nghiệp, làm tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế quốc dân nhờ có cơ cấu kinh tế tiến bộ hơn.

- Góp phần tạo việc làm và tăng năng suất lao động: Số lượng công ăn việc làm trực tiếp và gián tiếp trong DN FDI đã được gia tăng đáng kể. Tốc độ tăng lao động của khu vực này bình quân đạt 7,72%/năm trong giai đoạn 2011-2021, cao hơn nhiều tăng trưởng lao động toàn nền kinh tế và các thành phần kinh tế khác. Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, năng suất lao động khu vực FDI cao hơn khoảng 1,4 lần so với khu vực kinh tế nhà nước và cao gấp 7 đến 8 lần so với khu vực dân doanh. Ngoài ra, khu vực kinh tế FDI còn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế như: nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo tác động lan tỏa công nghệ, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh…

Bên cạnh những đóng góp cho nền kinh tế, đến nay, FDI vẫn còn có nhiều tồn tại, hạn chế, cụ thể:

- FDI chưa giúp Việt Nam có những bước tiến sâu về công nghệ: Chỉ có 5% DN FDI đầu tư vào Việt Nam sử dụng công nghệ cao, 80% sử dụng công nghệ trung bình, 14% sử dụng công nghệ thấp. Một số DN FDI sử dụng công nghệ kỹ thuật lạc hậu gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường.

- Dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam trong khi chủ yếu đến từ châu Á, đến từ các nước phát triển có nền khoa học công nghệ hiện đại như Mỹ và các nước Tây Âu còn khá khiêm tốn.

- Hiện tượng trốn thuế của các DN FDI còn diễn biến phức tạp, ngày càng tinh vi. Trong đó, một trong những hành vi phổ biến nhất hiện nay là DN định giá sai giá trị tài sản, tức giá chuyển nhượng trong giao dịch nội bộ giữa các chi nhánh bị định giá sai theo hướng tăng giá chuyển nhượng từ nước có thuế suất thấp sang nước có thuế suất cao và ngược lại.

- Các dự án FDI chủ yếu tập trung vào lắp ráp, giá trị gia tăng thấp.

Đến nay, Việt Nam đã ký kết 15 hiệp định thương mại tự do (FTA), 2 hiệp định đang đàm phán. Trong số 15 hiệp định đã ký kết có một số FTA thế hệ mới với những cam kết sâu rộng và toàn diện. Việc ký kết và thực thi các FTA thế hệ mới đã và đang khơi thông dòng chảy thương mại cũng như vốn đầu tư giữa Việt Nam và các thị trường đối tác. Các FTA với mục tiêu xóa bỏ phần lớn hàng rào thuế quan là cơ hội giúp hàng hóa xuất khẩu Việt Nam tăng sức cạnh tranh về giá với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Với sự tăng trưởng của dòng vốn FDI, các DN Việt Nam có một môi trường kinh doanh cạnh tranh hơn và được tiếp cận với công nghệ kỹ thuật hiện đại, nguồn nguyên liệu phong phú hơn, giá rẻ hơn. Người tiêu dùng cũng được sử dụng hàng hóa và dịch vụ rẻ hơn nhưng chất lượng tốt hơn. DN Việt Nam sẽ có cơ hội hợp tác với các nhà đầu tư đến từ các nước phát triển, qua đó, giúp tiếp cận với các phương thức quản lý DN hiệu quả, trình độ khoa học công nghệ kỹ thuật tiên tiến trên thế giới…

Bên cạnh những cơ hội, Việt Nam cũng phải đối mặt với không ít thách thức. Phần lớn nguồn vốn FDI đầu tư vào Việt Nam tập trung ở lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với trình độ kỹ thuật trung bình và thấp.

Việc xóa bỏ phần lớn hàng rào thuế quan nhưng hàng rào về kỹ thuật và hệ thống vệ sinh, kiểm dịch động thực vật khắt khe, tốn kém,… thì nguy cơ hàng hóa Việt Nam bị trả lại do không đáp ứng được những yêu cầu đó, khó có thể vào thị trường các nước đối tác, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp lâu nay vẫn là lợi thế của Việt Nam.

Sản xuất trong nước không còn được Nhà nước bảo hộ như trước và phải thích nghi với môi trường kinh doanh cạnh tranh hơn cùng với sự đổi mới về thể chế hành chính, chính sách pháp luật mới về kinh doanh.

Các DN Việt Nam muốn tồn tại và phát triển cần phải năng động, sáng tạo, tăng cường hợp tác với các DN FDI để học hỏi kinh nghiệm quản lý, tiếp cận với khoa học công nghệ cao, bổ sung nguồn vốn kinh doanh.

Thu hút FDI là một trong những vấn đề quan trọng của mỗi quốc gia bởi vai trò to lớn của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Qua phân tích, có thể thấy, thu hút FDI trong bối cảnh hậu COVID-19 mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức. Do vậy, Việt Nam cần áp dụng một số giải pháp hiệu quả như: Ưu tiên thu hút FDI vào các lĩnh vực dịch vụ hướng tới chuyển đối số phù hợp với thời đại công nghệ 4.0; Tăng cường thu hút FDI từ các cường quốc trên thế giới; Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài; Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu các DN khu vực FDI...

Tại báo cáo vừa công bố, HSBC đã dành một phần cho những đánh giá chi tiết về sự bùng nổ FDI vào khu vực ASEAN, trong đó nhấn mạnh nhận định thị trường ASEAN đã chứng kiến sự bùng nổ của đầu tư FDI trong những năm gần đây, phần lớn là nhờ vào tiềm năng kinh tế to lớn của khu vực.

Đáng chú ý, báo cáo cũng nhắc đến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu (GFC) năm 2008 - 2009 chính là chất xúc tác quan trọng cho sự bùng nổ FDI trong khu vực, khi nhiều công ty đa quốc gia tìm kiếm các cơ hội đầu tư tại những nền kinh tế tăng trưởng nhanh và có lợi thế về chi phí.

Cụ thể, tổng FDI vào ASEAN-6 (Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam và Philippines) trung bình mỗi năm đạt gần 127 tỷ USD kể từ 2010, gần gấp ba lần so với một thập kỷ trước đó (mức trung bình trong giai đoạn 2000 - 2009 là 41 tỷ USD). Tương tự, FDI ròng (giá trị đầu tư trực tiếp vào trong nước trừ đi giá trị đầu tư trực tiếp ra nước ngoài) trung bình đạt gần 54 tỷ USD một năm kể từ 2010, gần gấp bốn lần một thập kỷ trước đó.

Theo HSBC, tỷ trọng đầu tư vào các nước ASEAN-6 so với FDI toàn cầu là minh chứng rõ rệt cho xu hướng này. Trong khi Cuộc Khủng hoảng Tài chính châu Á (AFC) ban đầu gây ra những tác hại đối với môi trường đầu tư ASEAN, sau GFC, FDI đổ vào khu vực này ngày càng nhiều hơn. FDI vẫn đứng vững kể từ khi dịch bệnh bắt đầu. Thực tế, năm 2020, ASEAN-6 thu hút lượng FDI cao kỷ lục, khoảng 13% FDI toàn thế giới, phần lớn nhờ vào sự bùng nổ đầu tư vào Singapore.

Nhóm chuyên gia tại HSBC đánh giá, môi trường chính sách FDI tại ASEAN đã cải thiện sâu sắc trong những năm qua khi nhiều chính sách ưu đãi được ban hành. Đặc biệt, Indonesia và Việt Nam đã có những thay đổi lớn nhất, bao gồm cải thiện cơ sở hạ tầng, nới lỏng các hạn chế đầu tư, quản lý tài khóa tốt hơn…

Đáng chú ý, nói đến những câu chuyện thành công về các nền kinh tế được thúc đẩy bởi FDI, HSBC cho biết, Việt Nam là một ví dụ nổi bật.

Việt Nam đã chuyển mình thành một ngôi sao đang lên trong chuỗi cung ứng toàn cầu, chiếm được thị phần toàn cầu đáng kể trong nhiều lĩnh vực, bao gồm dệt may, giày dép và điện tử tiêu dùng. Kể từ khi thực hiện chính sách đổi mới năm 1986, các khu công nghiệp được xây dựng trên toàn quốc, thu hút nhiều nhà đầu tư nhờ chính sách ưu đãi thuế và nguồn lao động giá rẻ, năng suất dồi dào. Dòng chảy FDI mới vào Việt Nam từ thập niên 2010, tập trung vào lĩnh vực sản xuất, vẫn luôn chiếm 4 - 6% GDP.

Ban đầu, phần lớn vốn đầu tư đổ vào các lĩnh vực tạo giá trị cộng thêm thấp như dệt may và giày dép; tuy nhiên, trong những năm qua, Việt Nam đã tiến lên trong chuỗi giá trị, trở thành trung tâm sản xuất chính cho các sản phẩm điện tử trong hai thập niên gần đây. Xuất khẩu hàng điện tử đã đạt mức cao kỷ lục 100 tỷ USD trong năm 2021, chiếm hơn 30% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam; trong khi 20 năm trước, tỷ trọng này chỉ chiếm 5%.

Cũng theo báo cáo của HSBC, sự thành công trong lĩnh vực công nghệ phần nhiều là nhờ vào nguồn FDI nhiều năm của Samsung tại Việt Nam kể từ cuối những năm 2000. Với tổng đầu tư khoảng 18 tỷ USD trong những năm qua, Samsung hiện nay sở hữu 8 nhà máy và một trung tâm R&D tại Việt Nam, bao gồm 2 nhà máy sản xuất điện thoại thông minh, cung cấp phân nửa sản lượng điện thoại thông minh và máy tính bảng của hãng.

Đồng thời, sự thành công của Samsung đã thúc đẩy những người khổng lồ công nghệ khác, như Google và LG, chuyển chuỗi cung ứng của họ đến Việt Nam. Xu hướng này càng phát triển mạnh mẽ hơn trong giai đoạn căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, không chỉ nâng cao sản lượng xuất khẩu của Việt Nam mà còn gia tăng dòng chảy FDI vào trong nước.

Mặc dù quá trình này phần nào bị gián đoạn do Covid-19, FDI vào Việt Nam vẫn rất ổn định, cụ thể trong những khu vực sản xuất liên cung ứng cho Apple. Ví dụ, hai nhà cung ứng Đài Loan của Apple, Pegatron và Foxconn, và hai nhà lắp ráp Trung Quốc đại lục, Luxshare và Goertek, đều vừa công bố các kế hoạch đầu tư lớn nhằm tăng cường năng lực sản xuất tại Việt Nam.

"Chúng tôi tin rằng, chiến lược thu hút FDI cạnh tranh và những điều kiện vĩ mô cơ bản lành mạnh của Việt Nam sẽ tiếp tục thu hút nguồn FDI chất lượng, yếu tố chính giúp nền kinh tế tiến lên trong chuỗi giá trị. Tham vọng công nghệ của Việt Nam không chỉ dừng lại ở việc trở thành trung tâm sản xuất cấp thấp. Tuy nhiên, điều này có nghĩa là cần nhiều cải cách hơn nữa, bao gồm cả nâng cao tay nghề của lực lượng lao động và cải thiện chất lượng cơ sở hạ tầng, để có thể nắm bắt nhiều cơ hội", các chuyên gia HSBC nhận định.