Gia nhập Talent Network của chúng tôi sẽ giúp bạn nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm. Cho dù bạn ứng tuyển một công việc nào đó hoặc đơn giản là cập nhật thông tin của mình, chúng tôi cũng luôn mong muốn được kết nối cùng bạn.
Gia nhập Talent Network của chúng tôi sẽ giúp bạn nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm. Cho dù bạn ứng tuyển một công việc nào đó hoặc đơn giản là cập nhật thông tin của mình, chúng tôi cũng luôn mong muốn được kết nối cùng bạn.
Để trở thành một chuyên viên xử lý nợ trong lĩnh vực ngân hàng, bạn phải có những kiến thức cũng như kỹ năng chuyên biệt. Dưới đây là những yêu cầu cần có đối với vị trí nhân viên xử lý nợ ngân hàng:
* Tốt nghiệp cao đẳng, đại học các chuyên ngành tài chính ngân hàng, luật
* Am hiểu về luật kinh tế, nắm chắc các nghiệp vụ tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng
* Có kỹ năng trong mảng xử lý tín dụng, hỗ trợ tín dụng
* Có kiến thức về nghiệp vụ cho vay, các quy định liên quan đến công tác thu hồi nợ
Ngoài những kiến thức chuyên môn thì kỹ năng đàm phán, thương lượng, xử lý tốt các tình huống, chịu được áp lực trong công việc…cũng là những yêu cầu tối thiểu cần có đối với một chuyên viên xử lý nợ ngân hàng.
Có thể nói rằng, các chuyên viên xử lý nợ đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Họ chính là người chịu trách nhiệm xây dựng, điều chỉnh và thực hiện các phương án để xử lý nợ cho khách hàng nhằm tối đa hóa lợi ích của ngân hàng. Họ chính là những chuyên gia trong việc nắm bắt và xử lý tình huống, họ khẳng định vị trí của mình thông qua việc hoàn thành xuất sắc quy trình xử lý nợ cũng những công việc mà họ được tổ chức giao cho.
Trên đây là một số thông tin về một vị trí đặc thù hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng – chuyên viên xử lý nợ. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về vị tính chất, công việc mà họ đảm nhiệm. Nguồn ảnh: internet
HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 16 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.
Xử lý nợ là việc thực hiện các biện pháp để giải quyết các khoản nợ đã bị quá hạn thanh toán, hoặc người vay không có khả năng chi trả. Quy trình xử lý nợ thường được áp dụng theo quy định của ngân hàng nhà nước và theo quy định riêng của mỗi ngân hàng.
Công việc của một chuyên gia xử lý nợ ngân hàng luôn được tiến hành theo một quy trình cụ thể. Từ quy trình sẽ có các tình huống khác nhau, họ sẽ phải xử lý linh hoạt để có thể hoàn tất công việc. Dưới đây là quy trình làm việc của chuyên viên xử lý nợ hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng:
Từ các thông tin về hồ sơ cho vay, chuyên viên xử lý nợ sẽ liên hệ với người vay là các cá nhân, tổ chức hay công ty để thông báo việc nợ quá hạn. Trong tình huống này, người vay có thể sẽ nêu lên tình hình khó khăn và đề xuất được trả nợ vào một mốc hay khoảng thời gian nào đó.
Nếu sau thời gian thời gian theo quy định, bên vay vẫn chưa có động thái trả nợ thì chuyên viên xử lý nợ sẽ trực tiếp gửi thông báo đến các nơi liên quan bao gồm: đơn vị mà khách hàng đang công các, công ty mà khách hàng đang liên kết để nhờ hỗ trợ đòi nợ.
Khi thực hiện những phương án trên nhưng vẫn không đạt kết quả trong việc yêu cầu thanh toán khoản vay đúng hạn thì các chuyên gia xử lý nợ sẽ thực phi phương án cuối cùng đó là kiện đòi nợ theo quy định của pháp luật. Có thể bạn quan tâm >>> Kỹ năng cần có để trở thành chuyên viên xử lý nợ giỏi
Một chuyên viên xử lý nợ ngân hàng sẽ đảm nhiệm rất nhiều công việc, dưới đây là các công việc chính họ phải làm:
Quản lý hồ sơ thông tin khách hàng có nợ xấu bao gồm các nội dung: kiểm tra định kỳ, gia hạn nợ, phân tích đánh giá và phân loại nợ, điều chỉnh các điều khoản trong hợp đồng, xử lý thu hồi nợ…
Dựa vào các tiêu chí đã đề ra theo chính sách tín dụng của ngân hàng về phân loại nợ và xếp hạng tín dụng, tiến hành rà soát các khoản tín dụng đã được phân loại từ nợ thường tới các khoản nợ dưới tiêu chuẩn khó thu hồi.
Đưa ra kế hoạch thu hồi đối với các khoản vay dưới tiêu chuẩn có giá trị lớn trong danh mục khách hàng của ngân hàng.
Phối hợp với Ban pháp chế thực hiện thủ tục pháp lý, thanh toán, trừ nợ và các thủ tục chấm dứt khoản vay với các khoản nợ xấu. Tổ chức các cuộc họp của các chủ nợ hoặc tham gia với tư cách thành viên chủ nợ.
Tiến hành thực thi và giám sát kế hoạch thu hồi nợ của các đơn vị kinh doanh đối với từng khoản tín dụng.
Dựa vào sự phân tích, đánh giá tình huống, đề xuất các phương án thanh toán các chi phí liên quan tới việc xử lý nợ trên cơ sở hợp lý, hiệu quả.
Chịu trách nhiệm quản lý tài sản là tài sản thế chấp, cầm cố, đặc biệt là bất động sản. Tổ chức thanh lý tài sản, bán đấu giá tài sản khi được tổ chức yêu cầu. >>> Có thể bạn quan tâm: Chuyên viên xử lý nợ là gì? Công việc của chuyên viên xử lý nợ