Thương vụ thâu tóm nhà máy cáp điện của Malaysia năm 2022
Thương vụ thâu tóm nhà máy cáp điện của Malaysia năm 2022
Về CTCP Vinhomes có tiền thân là CTCP Đô thị BIDV-PP được thành lập năm 2008 với vốn điều lệ ban đầu là 300 tỷ đồng. Năm 2018, cổ phiếu VHM giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE).
Công ty hoạt động chính trong các lĩnh vực đầu tư, phát triển và kinh doanh bất động sản nhà ở, văn phòng và các hạng mục liên quan; Chuẩn bị mặt bằng, lắp đặt trang thiết bị và hoàn thiện công trình xây dựng; Cho thuê máy móc, thiết bị công trình; Kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng, dịch vụ vui chơi, giải trí.
Là Công ty con trực thuộc Tập đoàn Vingroup, VHM có nhiều thuận lợi trong việc tham gia triển khai các dự án bất động sản, có mối quan hệ chặt chẽ với các đối tác kinh doanh bất động sản của công ty mẹ cũng như hưởng lợi từ lợi thế của hệ sinh thái Vingroup.
Trước đó, từ những năm 1998-1999, khi mới trở về Việt Nam từ Ukraine, ông Phạm Nhật Vượng đã sớm bắt tay vào lĩnh vực bất động sản bằng việc thành lập 2 công ty bất động sản ở Việt Nam là Vinpearl năm 2000 và Vingroup năm 2002.
Tuy nhiên phải đến năm 2008, CTCP Đô thị BIDV - tiền thân của Vinhomes mới ra đời, với vốn điều lệ đăng ký ban đầu là 300 tỷ đồng, hướng đến mục tiêu xây dựng phát triển khu đô thị, nhà ở.
Đến 2009, công ty đổi tên thành CTCP Phát triển Đô thị Nam Hà Nội, đồng thời tăng vốn điều lệ lên mức 2.000 tỷ đồng vào 2010. Từ thời điểm này, Vinhomes nhanh chóng trở thành "con gà đẻ trứng vàng" và là "xương sống" trong hệ sinh thái doanh nghiệp của tỷ phú Phạm Nhật Vượng.
Với vai trò là cổ đông lớn của Vinhomes, từ khi thành lập, Vinhomes đã mang về nguồn doanh thu khổng lồ cho Tập đoàn mẹ là Vingroup.
Cụ thể, trong năm 2020, mặc dù nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản đều gặp khó khan vì dịch bệnh nhưng doanh nghiệp này lại đạt được kết quả rất khả quan. Nhà phát triển bất động sản này ghi nhận trên 71.500 tỷ đồng doanh thu và hơn 28.200 tỷ lãi ròng, tăng lần lượt 39% và 16% so với năm 2019.
Năm 2021, Vinhomes đặt mục tiêu doanh thu 90.000 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2020. Lợi nhuận sau thuế dự kiến đạt 35.000 tỷ đồng, tăng trưởng 24%. Đây là mức doanh thu và lợi nhuận kỷ lục của doanh nghiệp này kể từ khi thành lập đến nay.
Vinhomes là công ty dẫn đầu thị trường bất động sản Việt Nam với quỹ đất lên tới 165 triệu m2, cao nhất thị trường, vượt trội hơn hẳn so với các doanh nghiệp cùng ngành. Tuy đã triển khai liên tiếp nhiều dự án với quy mô lớn qua các năm nhưng Vinhomes mới chỉ sử dụng khoảng 10-15% quỹ đất của mình.
Hiện Vinhomes đang quản lý 23 khu đô thị tại 7 tỉnh thành với tỷ lệ hấp thụ trung bình lên đến 95%. Theo thống kê của Forbes Việt Nam, từ năm 2014 đến nay Vinhomes đã hoàn thành 74.700 đơn vị nhà ở, chiếm ngôi vị số 1 về nguồn cung, bỏ xa các đối thủ.
Số liệu của CBRE cho biết, trong giai đoạn 2016-2019, Vinhomes chiếm tới 22% thị phần căn hộ đã bán tại HN và TP. HCM trong đó chỉ tính riêng phân khúc cao cấp, Vinhomes chiếm tới 40% thị phần, bỏ xa các doanh nghiệp đứng sau với thị phần xấp xỉ 6%.
Trong quý I/2022, Vinhomes đã cho ra mắt 1.500 căn hộ tại hai tòa P1 và P3 thuộc dự án Vinhomes Ocean Park đạt tỷ lệ hấp thụ 80% và đã bán hết 74 căn biệt thự thương mại dịch vụ thấp tầng tại dự án Vinhomes Grand Park chỉ sau một tuần.
Ông Phạm Đại Dương tái cử chức bí thư Tỉnh ủy Phú Yên - Ảnh: DUY THANH
Chiều 15-10, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Yên lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020-2025) đã công bố các chức danh bí thư, phó bí thư, ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Phú Yên vừa được hội nghị lần thứ nhất của Tỉnh ủy Phú Yên khóa XVII họp bầu vào trưa cùng ngày.
Theo đó, Ban thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên khóa XVII gồm có 15 người.
Ông Phạm Đại Dương - bí thư Tỉnh ủy khóa XVI, chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên - tái cử chức bí thư Tỉnh ủy Phú Yên khóa XVII.
Ông Dương năm nay 46 tuổi, quê quán Hà Nội, có trình độ thạc sĩ quản lý khoa học và công nghệ.
Ông Dương từng giữ chức thứ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ kiêm trưởng Ban quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc trước khi được Ban bí thư luân chuyển, chỉ định tham gia Ban chấp hành, Ban thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên và được bầu giữ chức chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên vào tháng 8-2018.
Ngày 19-8-2020, ông Dương được bầu giữ chức bí thư Tỉnh ủy đồng thời là chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên cho đến nay.
Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Yên lần thứ XVII cũng bầu hai tân phó bí thư Tỉnh ủy khóa mới là bà Cao Thị Hòa An (chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy khóa XVI) và ông Trần Hữu Thế (phó chủ tịch UBND tỉnh).
TTO - Khai thác, phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế, trọng tâm là kinh tế biển là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đột phá của tỉnh Phú Yên trong giai đoạn 2020-2025.
Chỉ sau 3 tháng đại hội cổ đông bất thường, và các bên đều có sự đồng thuận về bầu hội đồng quản trị mới, xác lập các chức danh về chủ tịch, thành viên HĐQT, ban kiểm soát thì cũng những con người đó, ký tên đề nghị lên tòa án dừng thực hiện nghị quyết trên.
Theo đó, Tòa án nhân dân quận Đống Đa (Hà Nội) áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời với kết quả bầu Hội đồng quản trị (HĐQT) và Ban kiểm soát (BKS) tại Đại hội cổ đông của Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) được tổ chức vào ngày 11-1-2019.
Trước khi có cuộc đại hội cổ đông bất thường vào đầu năm 2019, Vinaconex thuộc quyền sở hữu của nhóm cổ đông lớn là Viettel và SCIC và các đơn vị này bán đấu giá lô cổ phần này theo mục tiêu nhà nước thoái vốn.
Sau đó An Quý Hưng đã trúng đấu giá lô cổ phần hơn 254 triệu cổ phần Vinaconex, với tổng giá trị gần 7.400 tỉ đồng vào giữa tháng 11-2018.
Thị trường chỉ biết được các nhóm cổ đông lớn lộ diện tại Vinaconex sau khi chuyển giao quyền sở hữu tổ chức đại hội cổ đông bất thường sau đó gồm: Ông An Quý Hưng, đơn vị đang nắm vai trò chi phối tại Vinaconex với tỉ lệ sở hữu là 57,71%; Công ty TNHH Bất động sản Cường Vũ giữ 21,3% vốn và Công ty Đầu tư Star Invest nắm 7,57% vốn.
Ba cổ đông lớn đã đồng tổ chức đại hội cổ đông bất thường để bầu lại hội đồng quản trị và ban kiểm soát. Cuộc chuyển giao quyền lực diễn ra đồng thuận và khá êm đẹp.
Ngay cả người nhường vị trí chủ tịch Vinaconex là ông Nguyễn Đức Chi, hiện đang là Chủ tịch SCIC, đơn vị thoái toàn bộ vốn khỏi Vinaconex cũng cảm thấy rất thoải mái, ủng hộ và không một chút đắn đo khi giao lại quyền lực cho nhóm cổ đông mới.
Ông Đào Ngọc Thanh, CEO Ecopark, đại diện cho nhóm cổ đông lớn An Quý Hưng, một tên tuổi không mấy xa lạ trên thị trường đã được bầu làm chủ tịch Vinaconex tại đại hội cổ đông bất thường.
Toàn bộ 7 thành viên cũ của HĐQT Vinaconex đều có đơn xin từ nhiệm để nhường sân cho những người mới.
HĐQT mới của Vinaconex gồm ông Nguyễn Xuân Đông (Chủ tịch HĐQT Công ty An Quý Hưng), ông Dương Văn Mậu (Phó tổng giám đốc Vinaconex), ông Nguyễn Hữu Tới (Chủ tịch HĐQT Vinaconex 12), ông Bùi Tuấn Anh (Trợ lý Chủ tịch HĐQT Vinaconex 12), ông Nguyễn Quang Trung (Phó tổng giám đốc Địa ốc Phú Long) và ông Thân Thế Hà (Phó tổng giám đốc Vinaconex, Chủ tịch HĐTV Công ty liên doanh TNHH Phát triển Đô thị mới An Khánh (An Khánh JVC).
Ban kiểm soát mới của Vinaconex gồm ông Nguyễn Xuân Đại, ông Lê Đình Vinh là 2 thành viên do Công ty Bất động sản Cường Vũ đề xuất.
Tuy nhiên, mới đây vào cuối tháng 3, 2 cổ đông lớn của Vinaconex là Cường Vũ và Star Invest đã gửi đơn tới toà yêu cầu dừng khẩn cấp việc thực hiện nghị quyết bầu các thành viên mới trong HĐQT và ban kiểm soát.
Tòa đồng ý dừng thi hành nghị quyết nói trên để chờ xem xét lại. Hệ quả là vệc quản trị kinh doanh của Vinaconex đình đốn.
Ông Đào Ngọc Thanh, cho biết, việc tổ chức đại hội cổ đông bất thường là hợp lý vì cần chuyển giao lại quyền quản lý cho nhóm sở hữu mới. Điều này không chỉ thực hiện đúng quy định điều lệ doanh nghiệp mà còn được sự đồng thuận của 2 cổ đông lớn cũ là Viettel và SCIC.
“Mọi thứ đều có bằng chứng lưu lại từ ghi âm cho đến các biên bản cuộc họp với chữ ký của các bên”, ông Thanh nói.
Còn ông Nguyễn Xuân Đông, đại diện cho Vinaconex đã có đơn khiếu nại lên tòa án và viện kiểm soát quận Đống Đa và cho rằng quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án Nhân dân Quận Đống Đa vào ngày 27-3 đã làm đình trệ ngay lập tức toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Trong đơn, ông Đông nêu rõ, tại đại hội cổ đông bất thường, đại diện cổ đông Viettel và Star Invest đều đã biểu quyết thống nhất cao đối với tất cả các nội dung và không có bất kỳ ý kiến phản đối nào về thủ tục, trình tự cũng như các nội dung tại đại hội. Nghị quyết ĐHĐCĐ bất thường ngày 11-1-2019 của Vinaconex đã được ĐHĐCĐ nhất trí thông qua 100%.
Kể từ ngày ban hành Nghị quyết ĐHĐCĐ bất thường đến nay, Cường Vũ, Star Invest, cũng như 2 thành viên HĐQT là ông Nguyễn Quang Trung và ông Thân Thế Hà đều không có bất kỳ ý kiến, kiến nghị hay yêu cầu gì về việc tổ chức ĐHĐCĐ bất thường cũng như tính pháp lý của nghị quyết.
Bên cạnh đó, kể từ ngày trúng cử, ông Nguyễn Quang Trung và ông Thân Thế Hà với tư các là thành viên HĐQT vẫn tiếp tục công nhận sự hợp pháp của nghị quyết ĐHĐCĐ ngày 11-01-2019 và tham dự đầy đủ tất cả các cuộc họp trực tiếp của HĐQT, cũng như tham gia biểu quyết tất cả các vấn đề xin ý kiến HĐQT bằng văn bản.
Trong các văn bản gởi đến tòa án các bên không nói rõ lý do, nhưng theo nhiều ý kiến, có khả năng do Vinaconex nắm giữ nhiều bất động sản lớn mà các bên không có sự đồng thuận về chiến lược đầu tư, nên dẫn đến hệ quả trên.
Hiện Vinaconex đang sở hữu hơn 3 triệu m2 cho thuê và đặc biệt là hơn 264 héc ta đất Hoài Đức (Hà Nội), mà theo thị trường đây chính là nguyên nhân mà nhóm cổ đông đã gởi đơn lên tòa.
Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex).
Theo đại diện Vinaconex, nhóm cổ đông gửi đơn kiến nghị đến toà có liên quan đến Công ty Địa ốc Phú Long, đơn vị đang sở hữu 50% vốn tại Liên doanh An Khánh JVC, cũng là chủ đầu tư dự án Splendora (Bắc An Khánh, Hà Nội). Vinaconex hiện cũng nắm giữ 50% vốn ở dự án này.
Thực tế, dự án này hình thành trước khi Vinaconex chuyển đổi cơ cấu cổ đông mới. Đây là dự án khu đô thị Bắc An Khánh (Hoài Đức, Hà Nội) do Công ty Liên doanh TNHH Phát triển đô thị mới An Khánh (An Khánh JVC) làm chủ đầu tư.
An Khánh JVC có vốn điều lệ 680 tỉ đồng, một liên doanh do Vinaconex và Posco E&C lập nên tỷ lệ hai bên sở hữu một nửa bằng nhau. Tuy nhiên, mới đây Posco E&C đã chuyển nhượng lại cổ phần cho Công ty Địa ốc Phú Long của tỉ phú Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo với giá 680 tỉ đồng.
Giai đoạn 1 của khu đô thị (khoảng 50 héc ta dự án Splendora) đã đi vào hoạt động. Hiện chủ đầu tư đang phát triển giai đoạn 1 với khoảng 1.000 căn biệt thự/liền kề. Quỹ đất còn lại sẽ được tiếp tục phát triển trong các giai đoạn tiếp theo.
Ông Đào Ngọc Thanh, Chủ tịch HĐQT Vinaconex cho biết, dự án Splendora có 200 héc ta đất thương mại và đã đóng thuế. Bên cạnh đó, một số quan điểm về phát triển dự án của các nhóm cổ đông cũng có sự khác biệt.