Ở giai đoạn tiểu học, khi tiếp xúc với một ngôn ngữ mới, từ vựng là yếu tố nền tảng mà bé cần phải tích lũy dần để rèn luyện tiếng Anh một cách hiệu quả. Bài viết sau đây chia sẻ đến ba mẹ và bé trọn bộ từ vựng tiếng Anh tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5 được chia theo từng chủ đề cơ bản nhất và gần gũi trong cuộc sống hàng ngày của bé.
Ở giai đoạn tiểu học, khi tiếp xúc với một ngôn ngữ mới, từ vựng là yếu tố nền tảng mà bé cần phải tích lũy dần để rèn luyện tiếng Anh một cách hiệu quả. Bài viết sau đây chia sẻ đến ba mẹ và bé trọn bộ từ vựng tiếng Anh tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5 được chia theo từng chủ đề cơ bản nhất và gần gũi trong cuộc sống hàng ngày của bé.
Các bạn nhỏ hãy thực hành một số bài tập sau đây để ghi nhớ những từ vựng tiếng Anh tiểu học ngay nhé!
Bài tập 1: Chọn đáp án đúng nhất để hoàn thành câu: 1. This is my _______________. A. ruler B. a ruler C. rulers
2. I live in _______________. A. France B. June C. family
3. _______________ is her birthday? A. When B. What C. Why
4. What does he _______________? A. doing B. do C. done
5. Those pens are _______________ the floor. A. in B. at C. on
6. His father is _______________ English. A. teach B. teacher C. teaching
7. He’s ______________ the bedroom. A. in B. at C. under
8. What are you _____________? A. do B. doing C. don’t
9. She is _________________ a film. A. listening B. watching C. seeing
10. She’s _________________ shopping with her mother. A. going B. goes C. went
11. Look! It is ________ A. rain B. raining C. rains
12 – I ____ dinner at 7 p.m. A. am B. is C. have
13. How ______ are you? – I’m eleven years old. A. olds B. age C. old
14. Her mother is ________ nurse. A. the B. a C. an
15. How do you _________ your name? – H – U – N – G A. spells B. spelling C. spell
16 ______ is this? – This is a pencil. A. What B. Where C. How
17. Is that her ______, Mr. Peter? A. father B. fathers C. father
18. Who’s that? – That’s my ________. A. friend B. friends C. mates
19. Goodbye, see you later? – _______. A. Bye B. Hi C. Good evening
20. ______ is his name? – His name is David. A. Who B. How C. What
Bài tập 2: Chọn từ được gợi ý điền vào chỗ trống thích hợp
Bathroom – They – House – Small – Bedrooms – There
Hello, my name is Minh. This is my (1) ________. It is small and yellow. My house has a kitchen, two (2)____________ and a garden. There is a (3)___________ inside each bedroom. That’s my bedroom. It’s (4)___________ . There is a bed, a desk, a chair, and a bookcase. (5) _________ is a big poster on the wall. Look! I have puzzles,(6) _________ under the bed.
Qua bộ từ vựng tiếng Anh tiểu học dành cho các bé từ lớp 1 đến lớp 5 gần gũi tại bài viết trên hy vọng sẽ giúp làm giàu vốn từ vựng cho bé từ đó tạo nền tảng vững chắc hỗ trợ phát triển đồng thời các kỹ năng khác trong tiếng Anh.
Ba mẹ tham khảo thêm thông tin chi tiết về khóa học tiếng Anh cho trẻ em tại Tiếng Anh Nghe Nói Kids: https://tienganhnghenoikids.edu.vn/khoa-hoc/
Người nước ngoài và Việt Nam làm việc tại Việt Nam phải tuân theo luật Lao động. Bộ luật Lao động đã tạo ra một khuôn khổ pháp lý đưa ra các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động, giờ làm việc, hợp đồng lao động, đóng bảo hiểm xã hội, làm thêm giờ, đình công, và chấm dứt hợp đồng lao động, vv
Độ tuổi lao động tối thiểu ở Việt Nam là 15. Người học việc tại một trung tâm đào tạo nghề phải ít nhất mười ba (13) tuổi, trừ trường hợp công việc nhất định mà Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội có quy định khác, và phải có đủ sức khỏe để đáp ứng các yêu cầu của công việc.
Việc tuyển người lao động Việt Nam làm việc cho người sử dụng lao động Việt Nam; làm việc trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế( sau đây gọi chung là Khu công nghiệp) theo quy định tại Điều 11 và khoản 2 Điều 168 Bộ luật lao động được quy định như sau:
2.1. Người sử dụng lao động có quyền trực tiếp hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp cho thuê lại lao động để tuyển người lao động Việt Nam;
2.2. Người lao động có quyền trực tiếp với người sử dụng lao động hoặc đăng ký tại tổ chức dịch vụ việc làm để tìm việc làm
Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:
a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.
b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn;
Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:
a. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
b. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.
c. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác
Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó
5. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động
- Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 192 của Bộ luật lao động.
- Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
- Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
- Người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật lao động.
- Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án.
- Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.
- Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.
- Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại khoản 3 Điều 125 của Bộ luật Lao động.
- Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật lao động.
- Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật lao động; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhật, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.
6. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
6.1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;
d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;
đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;
e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;
g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.
6.2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định trên, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:
a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g theo quy định trên;
b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ theo quy định trên;
c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
6.3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật luật lao động.
7. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
7.1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:
a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;
c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;
d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật lao động.
7.2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:
a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 6.1 theo quy định trên và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
8.1. Cho thuê lại lao động là việc người lao động đã được tuyển dụng bởi doanh nghiệp được cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động sau đó làm việc cho người sử dụng lao động khác, chịu sự điều hành của người sử dụng lao động sau và vẫn duy trì quan hệ lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động.
8.2. Hoạt động cho thuê lại lao động là ngành nghề kinh doanh có điều kiện và chỉ được thực hiện đối với một số công việc nhất định.
9. Doanh nghiệp cho thuê lại lao động
9.1. Doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải ký quỹ và được cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động.
9.2. Thời hạn cho thuê lại lao động tối đa không quá 12 tháng.
9.3. Chính phủ quy định việc cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ và danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động.
10. Thời giờ làm việc bình thường
10.1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần.
10.2. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần .
Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ.
10.3. Thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.
Mức đóng BHXH hằng tháng đối với người sử dụng lao động (NSDLĐ) và người lao động (NLĐ) được tính theo mức tiền lương, tiền công ghi trong HĐLĐ, HĐLV và tỷ lệ đóng theo bảng tổng hợp dưới đây:
Đối tượng đồng thời tham gia BHXH, BHYT, BHTN
Quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với doanh nghiệp như sau:
a) Mức 2.700.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.
b) Mức 2.400.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.
c) Mức 2.100.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.
d) Mức 1.900.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên các địa bàn thuộc vùng IV.
Mức lương tính theo tháng trả cho người lao động chưa qua đào tạo làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng
Mức lương thấp nhất trả cho người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng
2. Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 182/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ.
(Phụ lục: Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng từ 01/01/2014)
Lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam (sau đây viết tắt là người lao động nước ngoài) theo các hình thức sau đây:
a) Thực hiện hợp đồng lao động;
b) Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp;
c) Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, dạy nghề và y tế;
d) Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng;
e) Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
h) Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại;
i) Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật;
k) Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam.
2. Người sử dụng người lao động nước ngoài, bao gồm:
a) Doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư hoặc theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
b) Nhà thầu (nhà thầu chính, nhà thầu phụ) nước ngoài hoặc trong nước tham dự thầu, thực hiện hợp đồng;
c) Văn phòng đại diện, chi nhánh của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức và nhà thầu được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập;
đ) Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam;
e) Tổ chức sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;
g) Văn phòng dự án nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam;
h) Văn phòng điều hành của bên hợp danh nước ngoài theo hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam;
i) Các tổ chức hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;
k) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã;
l) Hội, hiệp hội doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;
m) Hộ kinh doanh, cá nhân được phép hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.
3. Nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài
3.1. Hằng năm, người sử dụng lao động (trừ nhà thầu) có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được và báo cáo giải trình với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính. Trong quá trình thực hiện nếu thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài thì người sử dụng lao động phải báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3.2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản chấp thuận cho từng người sử dụng lao động về việc sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc.
4. Điều kiện của lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam:
Lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Có trình độ chuyên môn, tay nghề và sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc;
c) Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài;
d) Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ các trường hợp theo quy định tại Điều 172 của Bộ luật lao động.
đ) Lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật lao động Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác và được pháp luật Việt Nam bảo vệ.
5. Điều kiện tuyển dụng lao động là công dân nước ngoài:
Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà thầu trong nước chỉ được tuyển lao động là công dân nước ngoài vào làm công việc quản lý,giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật mà lao động Việt Nam chưa đáp ứng được theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh. Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức,cá nhân, nhà thầu nước ngoài trước khi tuyển dụng lao động là công dân nước ngoài vào làm việc trên lãnh thổ Việt Nam phải giải trình nhu cầu sử dụng lao động và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
6. Giấy phép lao động cho lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam:
Người lao động là công dân nước ngoài phải xuất trình giấy phép lao động khi làm các thủ tục liên quan đến xuất cảnh, nhập cảnh và xuất trình theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.Công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động sẽ bịtrục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam theo quy định của Chính phủ. Người sử dụng lao động sử dụng công dân nước ngoài mà không có giấy phép lao động làm việc cho mình thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
7. Quy định các trường hợp Công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động, gồm:
a) Là thành viên góp vốn hoặc là chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn;
b) Là thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần;
c) Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam.
d) Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ;
đ) Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý những sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được;
e) Là luật sư nước ngoài đã được cấp giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật luật sư;
f) Theo quy định của Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; g) Là học sinh, sinh viên học tập tại Việt Nam làm việc tại Việt Nam nhưng người sử dụng lao động phải báo trước 07 ngày với cơ quan quản lý nhà nước vềlao động cấp tỉnh;
i) Các trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.
8. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động:
Ngoài những thành phần hồ sơ theo quy định trước đây, Nghị định 102 bổ sung một số hồ sơ phải có như sau:
- Văn bản của Chủ tịch UBND Thành phố về việc chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài.
- 02 ảnh màu (kích thước 4x6, trước đây là ảnh 3x4).
- Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu.
Trước ít nhất 15 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động nước ngoài bắt đầu làm việc thì người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động.
Sau khi được cấp GPLĐ, người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài tiến hành giao kết hợp đồng lao động. Nội dung hợp đồng lao động không được trái với nội dung ghi trong GPLĐ (công việc phải làm, chức danh, thời hạn làm việc…), bản sao hợp đồng lao động sẽ được gửi cho Cơ quan cấp GPLĐ sau 05 ngày kể từ ngày 02 bên ký kết hợp đồng lao động.
Giấy phép lao động được cấp lại trong những trường hợp sau:
* Bị mất, hỏng, thay đổi nội dung ghi trên GPLĐ (họ, tên, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, số hộ chiếu, địa điểm làm việc.
- Trường hợp cấp lại đối với GPLĐ hết hạn, yêu cầu giấy phép phải còn thời hạn ít nhất 05 ngày, nhưng không quá 15 ngày trước ngày GPLĐ đã được cấp hết hạn;
+ Văn bản của Chủ tịch UBND Thành phố về việc chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài.
+ Văn bản của phía nước ngoài cử người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam (hoặc hợp đồng thỏa thuận ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài trong đó phải có thỏa thuận về việc cử lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam).
10. Thu hồi giấy phép lao động:
Nghị định này quy định các trường hợp GPLĐ bị thu hồi, cần lưu ý các trường hợp sau:
- Nội dung trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại GPLĐ là giả mạo.
- Không thực hiện đúng theo nội dung GPLĐ đã được cấp.
- Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đề nghị bằng văn bản về việc thu hồi GPLĐ do người lao động nước ngoài vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam.
Đối với GPLĐ đang còn hiệu lực tính đến ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì không phải đổi GPLĐ mới.
Trường hợp người sử dụng lao động sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có GPLĐ hoặc sử dụng GPLĐ đã hết hạn sẽ bị xử phạt từ 30.000.000 – 75.000.000 đồng. Đồng thời có thể bị đình chỉ hoạt động của doanh nghiệp từ 01 – 03 tháng (Khoản 2, 3 Điều 22 Nghị định 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH)
11. Thời hạn của giấy phép lao động:
Thời hạn của giấy phép lao động tối đa là 02 năm (quy định trước đây là 36 tháng).
12. Các trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực, gồm:
a) Giấy phép lao động hết thời hạn;
c) Nội dung của hợp đồng lao động không đúng với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp;
d) Hợp đồng trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hoá, thể thao, giáo dục, y tế hết thời hạn hoặc chấm dứt;
đ) Có văn bản thông báo của phía nước ngoài thôi cử lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
e) Giấy phép lao động bị thu hồi;
f) Doanh nghiệp, tổ chức, đối tác phía Việt Nam hoặc tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam chấm dứt hoạt động;
g) Người lao động là công dân nước ngoài bị phạt tù giam, chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết, mất tích.
- Bộ Luật Lao động số 10/2012/QH13 được Quốc Hội Nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2012;
- Nghị định 182/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động;
- Nghị định 102/2013/NĐ-CP ngày 5/9/2013 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
- Thông tư số 33/2013/TT-BLĐTBXH ngày 16/12/2013 hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động;
- Thông tư số 03/2014/BLĐTBXH ngày 20 tháng 01 năm 2014 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 102/2013/NĐ-CP ngày 5/9/2013 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
- Nghị định 03/2014/NĐ-CP ngày 16/1/2014 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về việc làm.
Tài liệu từ vựng tiếng Anh lớp 1 với những hình ảnh minh họa sinh động sẽ giúp các bé dễ học và nhớ từ vựng nhanh hơn. Việc học tiếng Anh bằng hình ảnh đối với những trẻ lớp 1 đã được sử dụng từ rất lâu vì sử dụng hình ảnh giúp kích thích khả năng học hỏi cũng như ghi nhớ của trẻ.
Dạy và học tiếng Anh trẻ em theo chủ đề là cách dạy nhanh nhất cho tiếng Anh trẻ em. Tài liệu từ vựng tiếng Anh lớp 1 được thiết kế theo từng chủ đề giúp các em học sinh dễ học và ghi nhớ nhanh hơn.
Ngoài ra, với tài liệu từ vựng tiếng Anh còn giúp các em học sinh lớp 1 luyện tập viết các chữ cái và rèn luyện khả năng tư duy.
Với mong muốn cung cấp thật nhiều tài liệu tiếng Anh trẻ em hay cho quý phụ huynh và các thầy cô tham khảo để hướng dẫn các em học tốt môn tiếng Anh. Download.vn hy vọng với tài liệu này các bậc phụ huynh và thầy cô giáo có thể hướng dẫn trẻ học môn tiếng Anh một cách dễ dàng mà không cảm thấy bị gò bó và áp lực học tập.