Du Lịch Miền Tây Thông Tin Du Lịch Miền Tây Công Viên Nước Thanh Long – Núi Cấm – An Giang
Du Lịch Miền Tây Thông Tin Du Lịch Miền Tây Công Viên Nước Thanh Long – Núi Cấm – An Giang
Bảy Núi rất phong phú về khoáng sản, như: • Nhóm vật liệu xây dựng: Đá granit ở núi Cô Tô, núi Ba Thê, núi Két, núi Tượng, núi Sập, núi Trà Sư…Cát xây dựng nằm theo triền hoặc nơi các trũng giữa núi Cấm và núi Dài. • Nhóm vật liệu trang trí: Đá ốp lát ở núi Cấm, núi Dài Nhỏ… Đá aplite, một thành phần quan trọng để sản xuất ra gạch ceramic, để làm hạ nhiệt nóng chảy của cát, trong các lò chế tạo thủy tinh, được tìm thấy nhiều nơi ở Bảy Núi. Ngoài ra, còn có các khoáng sản khác, như: than bùn ở các xã Núi Tô, Châu Lăng, Lương Phi, Ba Chúc, An Tức…; mỏ vỏ sò ở núi Chóc; mỏ đất sét cao lanh, đá quý và ngọc ở Nam Qui, Tà Pạ; quặng kim loại molipden ở núi Sam, núi Két, núi Trà Sư; quặng mangan ở vùng Tà Lọt; nước khoáng thiên nhiên ở núi Dài, núi Cô Tô, núi Cấm và bột Diatomite ở núi Cấm, núi Dài…
Khi xưa, vùng Bảy Núi phần lớn là rừng rậm nguyên sinh với nhiều loại gỗ quý. Đến thế kỷ thứ 17, nơi đây hãy còn hoang vu. Thái Văn Trừng đã xếp các quần thể rừng của Bảy Núi trong kiểu rừng kín nửa rụng lá, ẩm nhiệt đới với cấu trúc 3 tầng rõ rệt: tầng cây gỗ như dầu, căm xe, lăng ổi, bời lời, quế, gõ mật, nính…, tầng cây bụi như sâm ngọt, sâm núi, mua lông, bưởi, chanh…, tầng thân thảo và quyết thực vật như sa nhân, gừng dại, giềng rừng…
Trước đây, vùng Bảy Núi có nhiều loại chim muông và thú rừng. Trịnh Hoài Đức trong Gia Định thành thông chí viết: Ở núi Nam Vi cây cối um tùm, khe sâu cỏ rậm, rất nhiều hươu, nai, hổ, báo…Còn ở núi Khe Săn (Khê Lạp) có cây tùng, cây trúc tốt tươi, hươu nai tụ tập…nhân dân thường đến núi này để tìm mối lợi.. Ngoài ra, Trịnh Hoài Đức còn cho biết về thú rừng có hổ, báo, nai, hươu, cáo, vượn, khỉ; về chim có phượng hoàng, quạ… Ngày nay, chỉ còn một số ít loài, như heo rừng, khỉ, nhím, rắn…còn phần nhiều những loài mà Trịnh Hoài Đức kể trên gần như không còn nữa.
Núi Cấm nơi du lịch nổi tiếng của tỉnh An Giang: vì núi có dáng vẻ hùng vĩ, khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp và cây cối luôn xanh tươi. Trên núi có: Chùa Vạn Linh, chùa Phật Lớn, tượng Phật Di Lặc, Cao Đài Tự… Ngoài ra, dọc theo những lối mòn từ chân lên tới đỉnh núi có nhiều điểm tham quan như: suối Thanh Long, suối Tiên, điện Cây Quế, điện Mười Ba, điện Tam Thanh, điện Huỳnh Long, hang Ông Thẻ, hang Ông Hổ, hang Bác Vật Lang, động Thủy Liêm. Dưới chân núi Cấm, về phía Đông là khu du lịch Lâm Viên, với diện tích khoảng 100 ha, có cảnh quan đẹp, có đường tráng bê tông khá rộng lên đến đỉnh. Bên cạnh các nguồn lợi từ du lịch, hành hương, cây trái… núi Cấm còn có các nguồn lợi khác từ tài nguyên, như đá xây dựng, cát núi, đất sét cao-lanh và nước khoáng thiên nhiên… Núi Cấm An Giang (còn gọi là Thiên Cấm Sơn) cách Châu Đốc gần 30km đi về hướng Tịnh Biên – Tri Tôn; 710m là ngọn cao nhất trong dãy Thất Sơn. Những ngọn còn lại: núi Trà Sư, núi Két, núi Bà Đội Om, Cô Tô, núi Dài, núi Tượng… Càng đi về phía mạn Campuchia càng thấy rõ ven đường là những dải đồng được viền bằng màu xanh của những cây thốt nốt cao vút, lá tua tủa. Những hàng quán đặc sản mắm khá dày. Vùng đệm này là điểm mút của “cái lá dâu” trong kế lược tằm ăn rỗi (tàm thực) của Nguyễn Cư Trinh năm 1757 nhằm mở mang bờ cõi về điểm cùng của phương Nam. Đất này còn thể hiện rõ dấu ấn văn hoá Chân Lạp trong ngôn ngữ của một số cư dân địa phương hay hệ thống chùa Khơme… “Đường dẫn” Thiên Cấm Sơn Đến chân núi đã quá nửa chiều. Một nhóm chọn cách đi xe ôm theo con đường mới mở, xe bốn chỗ lên đỉnh núi khá rộng, dài 7km. Đứng từ xa nhìn, như một vết lằn lở lói chém xéo vách núi. Giá xe ôm: 50 ngàn cho một cuốc đi, về (nếu có ý định đi xe ôm nên thoả thuận giá trước, tránh tình trạng co kéo về sau). Cũng như những điểm hành hương khác, cảnh ngổn ngang hàng quán bình dân và mời chào khá rộn ràng dù không phải là mùa đông du khách. Trong đoàn, có người vừa hay tin mẹ mình lâm trọng bệnh, chị ta quyết định leo 4 km đường bộ để lên núi gặp Phật, khấn nguyện cho mẹ mình tai qua nạn khỏi. Hai bên là những hàng quán xộc xệch, ngổn ngang lều bạt, bán cơm, nước phục vụ khách hành hương, nhiều đặc sản, trong đó một số quán còn rao bán cả thịt rừng. Nhiều gian che tạm cho khách thuê ngồi nghỉ trưa hoặc ngủ lấy sức trên chặng đường “đăng sơn kiến Phật”. Kiểu kinh doanh bình dân đặc trưng trong du lịch hành hương của người Việt. Những con dốc đứng, nhiều chặng đường nhầy nhụa sình lầy và ổ gà, ổ voi… rồi cũng đến được đỉnh núi. Trải ra trước mắt là một khung cảnh hoàng hôn huyền ảo. Mặt trời nghiêng đỏ trên vồ Bồ Hong – 710m, đỉnh cao nhất của núi Cấm (dân địa phương gọi đỉnh là vồ). Những vồ Đầu Tròn, vồ Bướm thoai thoải như hình sấp của đôi cánh bướm… phô lên nền trời rực đỏ một sắc của không gian huyền thoại. Ngọn tháp bảy tầng của chùa Vạn Linh như một điểm nhấn đẹp trên nền hoàng hôn an bình. Vạn Linh Tự với những mái cong như những đài sen phá cách và phóng khoáng, một kiểu kiến trúc gần với chùa Phật giáo Đại Thừa. Đứng từ tầng thứ 7 của ngọn tháp này, phóng tầm mắt có thể thấy hình dáng trải dài 30 km của dãy Thất Sơn, chạy dài theo trên mạn bằng chỉa cửa sông. Và đứng từ đây cũng thấy rực lên trong màu nắng chiều là tượng Phật Di Lặc với nụ cười an lạc vô ưu. Tượng cao 32m đang được xây dựng vào giai đoạn cuối có bàn chân giao chỉ. Bên trong tượng là ngôi nhà 8 tầng, nghe nói sẽ là nơi để khách hành hương về vãng chùa viếng Phật có thể ở lại tĩnh tâm. Gặp nụ cười của Phật toả sáng trên đỉnh Núi Cấm, cao nhất của dãy Thất Sơn. Người đàn bà đứng tuổi đã vượt qua chặng đường dài, quỳ trước tượng Phật và khấn nguyện cho người mẹ được bình yên. Hành trình tâm linh – khám phá núi Cấm hoàn tất với cuộc diện kiến Phật ngay trong chính những bước chân thành tâm lẫn thách thức trở ngại! Hành trình thoả mãn vì đích đến là nụ cười của Phật!
Rừng tràm Trà Sư nằm trong khu vực Thất Sơn hùng vĩ, thuộc xã Văn Giáo huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, cách sông MêKông 15km về phía đông bắc và cách Campuchia 10km về phía tây bắc. Nơi đây đang là điểm du lịch hấp dẫn của nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan và nghiên cứu khoa học… Rừng tràm Trà Sư là khu rừng còn hoang sơ, thiên nhiên quyến rũ, là đặc trưng của loại rừng ngập nước khi mùa nước nổi dâng cao. Từ rừng Trà Sư nhìn về Thất Sơn phong cảnh non xanh nước biếc hữu tình – vẻ đẹp quyến rũ và thơ mộng của thiên nhiên ban tặng. Bên này rừng là ngọn Trà Sư, phía bên kia là Núi Két, núi Bà Đội Om, Núi Cấm, xa xa thấp thoáng ngọn núi Cô Tô mây trắng chập chờn lúc ẩn lúc hiện, tạo cảm giác êm đềm và trầm mặc của thiên nhiên. Rừng tràm Trà Sư rộng 845ha, gồm nhiều loài thực vật, với 140 loài cá, 81 loài chim muông thú rừng và bò sát. Nơi đây còn nhiều sông, rạch, lung, bàu, trũng…dấu ấn của thời khai hoang vùng đất phương Nam.
Hiện tại, nơi hậu liêu chùa Bồng Lai nằm sát mép kênh Vĩnh Tế, xã Vĩnh Tế thuộc thành phố Châu Đốc, An Giang có một ngôi miếu nhỏ, bên trong là một tấm bia đá cổ. Giữa mặt bia không có chữ nhưng nơi viền mép phải có chạm dòng chữ Hán “Hoàng Thanh, Càn Long ngũ thất niên, trọng thu, cốc đán”, có nghĩa là “Đời nhà Thanh, Vua Càn Long năm thứ 57, vào tháng 8, mùa thu”. Tương truyền tấm bia đó là một đạo “bùa Cao Biền” trấn yểm long mạch vùng Cửu Long của người Tàu để người Việt đời đời phụ thuộc. Chùa Bồng Lai nằm sát mép kênh Vĩnh Tế, xã Vĩnh Tế thuộc thành phố Châu Đốc tỉnh An Giang còn có tên gọi khác là chùa Bài Bài, Bà Bài hoặc chùa Ông Đạo Lập. Ngôi chùa cổ ven biên giới này được ghi nhận là di tích lịch sử cách mạng thời kỳ chống Mỹ của tỉnh An Giang. Đây là một trong những địa chỉ giao liên đầu mối quan trọng của Thị ủy Châu Đốc và là nơi ẩn quân của các đơn vị bộ đội chủ lực trước năm 1975. Không chỉ là di tích lịch sử cách mạng mà chùa Bồng Lai còn ẩn chứa nhiều di tích tâm linh kỳ thú. Tấm bia bằng đá sa thạch, cao khoảng 90 cm, ngang khoảng 40 cm. Giữa mặt bia có vẻ như đã từng có chữ nhưng bị đục xóa trắng. Cô Út Diệu An – người giúp việc công quả thờ phụng trong chùa Bồng Lai từ nhiều năm nay khẳng định: “Cái bia ếm này có từ khi chùa mới lập cách nay hàng thế kỷ. Rất nhiều tài liệu khảo cứu của các nhà nghiên cứu văn hóa tín ngưỡng như Nguyễn Văn Hầu, Trần Văn Quế, Huỳnh Minh đều ghi nhận: Vào khoảng năm 1850, trong một lần cùng các vị đệ tử đi viếng Thủy Đài sơn (Núi nước), Phật Thầy Tây An phát hiện dưới gốc cổ thụ có ẩn một tấm bia đá được chôn giấu từ thuở nào, đất bồi lấp gần chìm hết. Qua những nét chữ trên bia, Phật Thầy Tây An cho rằng đó là loại “Cao Biền trấn phù bia” dùng để trấn yểm linh khí. Trong tài liệu khảo cứu của giáo sư Nguyễn Văn Quế về Bửu Sơn Kỳ Hương và trong các di tự của tín đồ cho biết, sau khi phát hiện ra bức “Cao Biền trấn phù bia”, Phật Thầy Tây An đã sai ông Đạo Lập khai quật lên đục bỏ những chữ bùa rồi đem về chùa Bồng Lai dùng phù chú “giam” trong cái miếu. Ông Đạo Lập dùng xích sắt có yểm phù “trói” chân đế, phần chìm dưới đất của tấm bia để đảo ngược tác dụng. Có nghĩa là vùng đất bị trấn yểm sẽ nảy sinh nhiều nhân tài. Đó là lý do, dù là bia trấn yểm nhưng các tín đồ vẫn phải hương khói hàng ngày.