Ý Nghĩa Tên 36 Phố Phường Hà Nội

Ý Nghĩa Tên 36 Phố Phường Hà Nội

Nhắc đến Hà Nội 36 phố phường thì ai cũng biết đó là khu phố một thời sầm uất nhất đất kinh kỳ và cũng là mảnh đất chất chứa biết bao giá trị văn hóa lịch sử người Thăng Long & Việt Nam xưa. Cùng tham khảo cách đọc, tên Trung Quốc của khu phố cổ này nhé

Nhắc đến Hà Nội 36 phố phường thì ai cũng biết đó là khu phố một thời sầm uất nhất đất kinh kỳ và cũng là mảnh đất chất chứa biết bao giá trị văn hóa lịch sử người Thăng Long & Việt Nam xưa. Cùng tham khảo cách đọc, tên Trung Quốc của khu phố cổ này nhé

Tên gọi tiếng Trung về di tích nổi tiếng trong phố cổ

Cùng SOFL học thêm tên gọi bằng tiếng Trung về những địa danh nổi tiếng khu vực phố cổ Hà Nội, một địa danh luôn được du khách Việt Nam và Quốc tế yêu thích nhé.

Nhà hát múa rối nước Thăng Long

Shēng lóng shuǐshàng mù’ǒu  jùyuàn

Bạn đã biết tên gọi tiếng Trung về tên Phố phường Hà Nội chưa? Đừng quên mở rộng vốn từ vựng tiếng Trung mỗi ngày để cải thiện khả năng giao tiếp nhé. Chúc bạn có những bài học vui vẻ và bổ ích!

“ Người Pháp có Paris, người Anh có London, người Tàu có Thượng Hải. Trong các sách vở, trên các báo chí, họ nói đến thành phố của họ một cách tha thiết, mến yêu,..”. Và người Việt Nam ta, ta tự hào khi có Hà Nội?

Hà Nội- một thành phố ngàn năm văn hiến, thành phố anh hùng vượt qua bao cuộc chiến tranh khốc liệt, không chịu khuất phục dưới những chính sách đồng hoá gay gắt của thực dân đô hộ. Hà Nội vẫn giữ nguyên cho mình những nét đẹp vốn có của chốn kinh kỳ xưa, nhưng không hẳn là không có ít nhiều thay đổi. Và Thạch Lam, người đã viết nên “ Hà Nội 36 phố phường” – tập bút ký tinh tế được tập hợp lại từ những bài viết in trên báo sau khi ông qua đời, như để nói hộ cho mọi trái tim tin yêu luôn hướng tới thủ đô, rằng “ Hãy yêu mến Hà Nội với tâm hồn người Hà Nội”.

Cuốn sách là dòng chảy cảm xúc với hai ngã rẽ. Ngã thứ nhất, ta sẽ bắt gặp rất nhiều những cảnh đời qua những mẩu truyện ngắn hết sức xúc động. Đó là nhà bác Lê goá bụa với mười một đứa con sống trong cảnh nghèo đói, là nhân vật “Tâm”- cô hàng xén với lối đường quê quen thuộc trong buổi hoàng hôn, hay “ nàng Dung”- người vợ trẻ phải chịu đựng hai lần chết. Họ là những người phụ nữ phải chịu đựng số phận éo le, cuộc sống buồn thảm. Dù vậy nhưng trong cuốn sách này, ta vẫn bắt gặp mầm non của thứ tình yêu lứa đôi vươn chồi mọc dậy như tình cảm giữa Thanh và Nga dưới bóng hoàng lan. Tất cả đều là những câu chuyện về những con người Hà Nội, nép mình dưới những khu phố khác nhau, với những mảnh ghép cuộc đời khác nhau, hiện lên đơn sơ dưới ngòi bút chân thực của tác giả.

Ngã rẽ thứ hai là một dòng chảy hoàn toàn mới. Thạch Lam  đưa ta đi qua từng cuộc phiếm du mang những cái tên độc đáo như “những nơi ăn chơi”, “những biển hàng”, “quà Hà Nội”, “những thứ “ chuyên môn” hay ngay cả con người bán các thức ấy. Bằng giọng văn nhẹ nhàng, lãng đãng đến lạ lùng, đôi lúc có tức giận mà vẫn như thủ thỉ, tác giả đã nhận xét, đánh giá cả những vẻ đẹp cũng như vẻ xấu của phố phường, ẩm thực hay chính con người nơi đây, với những nét thay đổi nhiều mặt. Thạch Lam khiến bạn đọc sẽ không khỏi tự hào về văn hoá đất Thăng Long xưa, nhưng rồi bạn cũng sẽ có giây phút phải lắng lại, để nhìn nhận và suy nghĩ đôi chút.

Với “Hà Nội 36 phố phường”, Thạch Lam đã mở ra cho ta một con đường nhận thức hết sức tinh tế. Là người Hà Nội, ai cũng biết rằng khu phố cổ là một quần thể kiến trúc độc đáo mang bản sắc dân tộc với những đặc trưng về con người, văn hoá và đặc biệt là ẩm thực. Hà Nội có nhiều thức ngon ít nơi sánh được, nhưng để mà thưởng thức, để cảm nhận đến độ tinh hoa của những món ăn ấy thì còn là cả một nghệ thuật, như Thạch Lam viết: “ Biết ăn tức đã là một điều tiến bộ lớn trong các điều tiến bộ, nếu không phải là trong hàng những điều quan trọng nhất”.

Trong tiến trình phát triển không ngừng của văn hoá và lịch sử, Hà Nội cũng đã tiến đến rất nhiều những đổi thay, cho dù ở bất kỳ khía cạnh nào thì qua cuốn sách này, tác giả cũng đều gửi tặng độc giả những bài học với giá trị giáo dục sâu sắc. Thạch Lam nhắc đến “ nghệ thuật biển hàng” đang dần mất đi bởi những dòng chữ Tây chỉ hiện lên sự học đòi bắt chước mà không hiểu rõ nội dung, khiến Hà Nội bỗng thật “lạ lùng và đột ngột”. Hay theo tác giả, thức quà Hà Nội hay chính là con người Hà Nội. Sự phong phú về ẩm thực cũng dẫn đến sự đa dạng trong việc thưởng thức, có phải vậy mà vị miệng và dạ dày người Hà Nội đang dần trở nên dễ dãi ? “ Sự sành ăn và cái thưởng thức của người nơi văn vật đã kém sắc sảo, ý nhị rồi chăng ?”. Với “Hà Nội 36 phố phường”, tác giả cũng bày tỏ niềm thương tiếc tới những ngưởi bán rao – những thân phận bé nhỏ, lam lũ kiếm sống, mưu sinh trong đêm. Những tiếng rao của họ là tiếng vang của đời sống vọng lại, âm thầm đơn độc nhưng lại rất gần gũi, bởi khi vắng đi âm thanh ấy, người Hà Nội tự dưng cũng sẽ thấy như thiếu đi một thứ gì đó rất thân thuộc.

Đó là Hà Nội trong văn chương của Thạch Lam, hướng đôi mắt trở về với hiện tại, Hà Nội ngày nay còn có được như thế? Những nét đẹp văn hoá, cả một bề dày trầm tích đất thủ đô đang dần bị mai một, tàn phai theo tháng năm. Phải chăng giới trẻ ngày nay đang sống quá thực dụng, mải đuổi theo theo văn hoá bên ngoài mà thờ ơ với văn hoá chính dân tộc chúng ta ? Việc giữ gìn, bảo vệ chưa thể, huống hồ nói đến việc phát huy. Giới trẻ có xứng đáng với trọng trách to lớn bao thế hệ đang giao phó ? Vì vậy mà đọc cuốn sách này, Thạch Lam như đánh thức tuổi trẻ chúng ta, nhắc ta không được phép vô cảm với những nét đẹp tinh hoa văn hoá của Hà Nội, và hơn nữa là để bảo vệ gốc rễ chính dân tộc chúng ta.

Học tập và làm việc mệt mỏi, ai trong chúng ta cũng đều nên có trong tay cuốn sách này - tập bút ký nổi tiếng chỉ dành riêng cho vẻ đẹp Hà Nội, trước tiên để ta thư giãn, nghỉ ngơi, lắng mình trong những áng văn nhẹ nhàng của Thạch Lam, và sau đó hãy cảm nhận thực sự những nét đẹp đó trong mỗi trái tim chúng ta – trái tim của những con người Hà Nội.

Cuốn sách đang nằm trên giá sách Tác phẩm văn học,  mã xếp giá 139, kí hiệu phân loại V11/139- các bạn hãy nhanh chân tìm đọc nhé!

Trần Thị Ngọc Quỳnh lớp 10D4 (CLB Phóng Viên)

Phố Lò Rèn trước kia là thôn Tân Khai, hình thành từ những người làm nghề sửa chữa nông cụ bằng sắt, gốc làng Canh (Hòe Thị, Từ Liêm) tụ về. Khi sông Tô Lịch chạy qua nơi đây bị lấp, đất làng biến thành phố xá, cư dân đông dần, có cả người làng Hà Từ (Sơn Tây) lên mở lò.

Có thời phố còn được gọi là Hàng Bừa vì bán nhiều răng bừa. Khi cầu Long Biên xây dựng, vật liệu cũng như công nghệ chế tác sắt thép được phổ biến, việc tán đinh bu lông đào tạo được nhiều nhân lực bản địa nên nghề rèn phát đạt. Sau này, các công trình xây dựng bắt đầu sử dụng nhiều sắt thép kéo theo cả nghề rèn và nghề buôn vật liệu, vật dụng sắt thép phát triển. Vì thế những phố kế cận với phố Lò Rèn cũng có nhiều nhà mở cửa hàng buôn bán đồ sắt.

Người bảo là "Không ! Làm gì có", người lại bảo "chắc là có". Câu trả lời còn đang bỏ ngỏ.

Tỉnh Hà Nội thành lập năm Minh Mạng thứ 12 (1831), gồm 12 huyện trong đó có hai huyện: Thọ Xương và Vĩnh Thuận, xưa là huyện Quảng Đức, thuộc phủ Hoài Đức, xưa là phủ Phụng Thiên (thuộc đất Kinh Thành Thăng Long thời Lê). 36 phố phường Hà Nội đều nằm trong khuôn viên hai huyện này.

Đến ngày 1-10-1888, Đồng Khánh ký nhượng đất hai huyện trên cho thuộc quyền sở hữu của người Pháp thì tỉnh Hà Nội chấm dứt. Sau đó ít lâu, năm huyện tách ra lập thành tỉnh Hà Nam, tám huyện lập thành tỉnh Hà Đông. Ngày 1-10-1888 là thời hạn cuối cùng cho việc tìm 36 phố phường Hà Nội xưa, khi còn thuộc tỉnh Hà Nội.

Đến ngày 1-10-1888, Đồng Khánh ký nhượng đất hai huyện trên cho thuộc quyền sở hữu của người Pháp thì tỉnh Hà Nội chấm dứt. Sau đó ít lâu, năm huyện tách ra lập thành tỉnh Hà Nam, tám huyện lập thành tỉnh Hà Đông. Ngày 1-10-1888 là thời hạn cuối cùng cho việc tìm 36 phố phường Hà Nội xưa, khi còn thuộc tỉnh Hà Nội.

Sách "Hoàng Việt dư địa chí" khắc song in vào năm Minh Mạng thứ 14 (1833) có đoạn viết về 36 phố phường Hà Nội như sau:

"Phủ Hoài Đức, xưa là phủ Phụng Thiên có hai huyện, 13 tổng, 249 thôn phường.Huyện Thọ Xương: 18 phường. Huyện Vĩnh Thuận (xưa là huyện Quảng Đức): 18 phường."

Sách không liệt kê tiếp 36 phường mà chuyển sang chép tên các di tích lịch sử - văn hóa, các danh lam thắng cảnh và chú thích được tên phường của 13 di tích, thắng cảnh đóng trên các phường đó.

Tên các phường còn thiếu tất phải dựa vào các Dư địa chí được biên soạn vào đời Gia Long:

- Sách "Các tổng, trấn, xã danh bị lãm". (1)

- Sách "Tìm về cội nguồn" tập 1 của Phan Huy Lê (phần địa bạ, các phường năm Gia Long 4-1805). (2)

Tên các phường thuộc huyện Thọ Xương: 1. Yên Thọ 2. Hà Khẩu 3. Đông Tác 4. Đông Hà 5. Báo Thiên 6. Đồng Xuân 7. Cổ Vũ (ghi trong sách Hoàng Việt dư địa chí) 8. Đồng Lạc 9. Khúc Phố 10. Thái Cực 11. Đông Các 12. Diên Hưng 13. Phúc Lâm 14. Phục Cổ 15. Kim Hoa 16. Hồng Mai 17. Xã Đàn ( ghi trong sách: Các tổng trấn, xã danh bị lãm) 18. An Xá (ghi trong sách: Tìm về cội nguồn).

Tên các phường thuộc huyện Vĩnh Thuận:

1. Thịnh Quang 2. Yên Thái 3. Yên Hoa 4. Quảng Bá 5. Thuỵ Chương 6. Bích Câu (ghi trong sách: Hoàng Việt dư địa chí) 7. Hoè Nhai 8. Thạch Khối 9. Nghi Tàm 10. Tây Hồ 11. Nhật Chiêu 12. Hồ Khẩu 13. Bái Ấn 14. Trích Sài 15. Võng Thị 16. Quan Trạm 17. Công Bộ (ghi trong sách: Các Tổng trấn, xã danh bị lãm) 18. Yên Lãng (ghi trong sách: Tìm về cội nguồn).

Triều Tự Đức ( 1848-1883): Hà Nội có 31 phố.

- Sách "Đại Nam Nhất thống chí" do quốc sử quán triều Tự Đức soạn khoảng từ 1864-1875 (3) có 21 phố.

- Sách "Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ầt Hợi-1876" của Trương Vĩnh Ký (4) có 1 phố.

- Sách "Đồng Khánh dư địa chí" (1886-1887) (5) có 0 phố.

- Bản đồ Hà Nội do quân Pháp vẽ 2-8-1893 (6) có 6 phố.

- Sách Hà Nội thời kỳ 1873- 1888 triều Đồng Khánh (7) có 3 phố.

- Sách "Hà Nội nửa đầu thế kỷ 20" của Nguyễn Văn Uẩn (8) có 5 phố.

Số lượng phố ở Hà Nội luôn biến động không ngừng; nếu tính theo thứ tự thời gian đến một thời điểm: Ngày, tháng, năm nào đó thì số phố là 36, trước hay sau thời điểm thì số phố đã khác rồi.

Tên các phố trong 36 phố phụ thuộc vào nguồn thông tin thu thập được, nếu nguồn thông tin thay đổi thì tên phố sẽ thay đổi theo, thậm chí có khi số lượng phố cũng thay đổi theo.

Nay dựa vào các tư liệu đã thu thập được lập nên: Ba mươi sáu phố cổ Hà Nội (1864-1888)

1. Hà Khẩu: Hàng Buồm (thuộc tổng Tả Túc) 2. Việt Đông: Hàng Ngang (Hữu Túc) 3. Hàng Mã ( Hậu Túc) 4. Hàng Mắm (Tả Túc) 5. Báo Thiên: Hàng Trống (Tiền Túc) 6. Nam Hoa: Hàng Bè (Hữu Túc) 7. Hàng Bồ (Tiền Túc) 8. Vàng Bạc: Hàng Bạc (Hữu Túc) 9. Hàng Giầy (Hữu Túc) 10. Mã Mây (Hữu Túc) 11. Đồng Lạc: bán y phục phụ nữ (Tiền Túc ) 12. Thái Cựu: nhuộm mầu đỏ (Tiền Túc) (Pháp gọi chung hai phố 11+12 là Hàng Đào) 13. Đông Hà (bán chiếu): Hàng Chiếu (Hậu Túc) 14. Phúc Kiến: Lãn Ông (Hậu Túc) 15. Phường Phục Cổ: Hàng Thiếc (Tiền Túc) 16. Hàng Lam: Thợ Nhuộm (Tiền Nghiêm) 17. Đồng Xuân (Hậu Túc) 18. Thanh Hà (Hậu Túc) 19. Hàng Gai (Tiền Túc) 20. Hàng Đãy: Nguyễn Thái Học (Tiền Nghiêm) 21. Hàng Chè 22. Hàng Muối 23. Hàng Đường 24. Hàng Hòm 25. Hàng Mành 26. Hàng Khảm 27. Hàng Da 28. Lò Sũ 29. Ngõ Gạch 30. Hàng Đồng 31. Hàng Nón. Triều Đồng Khánh: có năm phố. 32. Hàng Vải 33. Hàng Lược 34. Hàng Bông 35. Hàng Gà 36. Hàng Cót.

Chú thích về các tên phố Hà Nội

Số 2: phố Việt Đông: Việt Đông là tên gọi khác của tỉnh Quảng Đông. Xưa là phường Đường Nhân sau là Diên Hưng, hay là phố Hàng Ngang. Pháp gọi phố Hàng Ngang là phố Quảng Đông.

Số 5: Phố Báo Thiên: phố này có niên đại từ 1864-1875. Đến 1883 quân đội Pháp vẽ lại bản đồ Hà Nội vào ngày 20-8, trên bản đồ có tên Thợ Thêu, tức phố Hàng Trống và phố Nhà Chung. Như vậy phố Nhà Chung mới có từ năm 1883, do đó Tả Túc ta có thể tin chắc phố Báo Thiên là phố Hàng Trống.

Số 8: Phố Vàng Bạc; sách Đại Nam nhất thống chí chú thích là xưa thuộc phường Đông Các mà phố Hàng Bạc đóng trên đất phường này nên phố Vàng Bạc nay là phố Hàng Bạc.

Số 13: phố Đông Hà bán chiếu nằm trên đất thôn Thanh Hà, tổng Hậu Túc, còn phường Đông Hà tổng Tiền Túc mới thuộc phố Hàng Gai. Nên có thể xác định phố Đông Hà là phố Hàng Chiếu.

Số 14: Phố Phúc Kiến: sách Đại Nam nhất thống chí thì ngày xưa phố này chuyên bán đồ đồng vì người Tàu đem đồng ở mỏ Tụ Long về bán ở phố này, còn tên gọi Phúc Kiến là do Hoa kiều ở Phúc Kiến được phép cư trú tại đây. Từ năm 1947 phố này là phố Lãn Ông chuyên bán thuốc bắc.

Số 19: Phường Phục Cổ: vì sao không gọi là phố Phục Cổ, nguyên là do phố Hàng Gai, chữ Hán gọi là phố Phục Cổ rồi, phường Phục Cổ khá rộng, đình phục cổ ở phố Nguyễn Du (tổng Tiền Nghiêm), song ở tổng Tả Túc cũng là đất phường Phục Cổ. Phố Hàng Gai ở tổng Tiền Túc được gọi là phố Phục Cổ chắc là cũng có duyên cớ. Nay phố Hàng Thiếc ở thôn Yên Nội, tổng Tiền Túc có thể là đất phường Phục Cổ, cho nên sách Đại Nam nhất thống chí mới chữa là phường Phục Cổ đúc đồ thiếc để bán.

Số 16: Phố Hàng Lam: chữ Hán gọi là phố Yên Trung. Trong Bản đồ Tự Đức thôn Yên Trung nằm ở góc đông nam thành Hà Nội (1805) tức là nằm ở đầu phía Bắc phố Thợ Nhuộm. Bản đồ Hà Nội năm 1883 đã thấy ghi tên phố Thợ Nhuộm, chỉ có tên phố Hàng Gai chưa có tên phố Hàng Bông. Từ đó có thể xác định phố Hàng Lam là phố Thợ Nhuộm, không phải là phố Hàng Bông Lờ.

Số 21: Phố Hàng Chè ở đầu phía Bắc phố Đinh Tiên Hoàng đến đền Bà Kiệu, ngày nay phố này nằm chung trong phố Đinh Tiên Hoàng, không còn tên riêng của một phố độc lập nữa.

Số 26: phố Hàng Khảm: Sách Hà Nội 1873-1888 (trang 121-122) thì nghề khảm du nhập vào Bắc Kỳ từ 1820, cho đến năm 1873 thì chất lượng mặt hàng này đã rất tinh tế và phát đạt.

Phố Hàng Khảm chạy từ Đồn Thủy tới lũy bán nguyệt Đông Nam của Thành Hà Nội (quãng Cửa Nam) có chiều dài bằng phố Paul Bert (nay là Tràng Tiền + Hàng Khay và phố Tràng Thi). Vì phố rất dài nên nằm trải dài trên bốn tổng: Tiền Túc, Tả Túc, Tả Nghiêm, Tiền Nghiêm.

Số 18: Phố Lò Sũ. Theo tên trên bản đồ Hà Nội 1883 là Ru de Merussiers (không hiểu là phố gì) nhưng nó nằm đúng vị trí phố Lò Sũ ngày nay nên ghi là phố Lò Sũ.

Số 29: Phố Ngõ Gạch. Theo sách Hà Nội 1873-1888 (trang 110-111): Ngày 2-5-1873 Jean Dupuis bố trí cho cận vệ ở phố Than-Ha (?), ngày nay là phố Hàng Chiếu. Ngôi nhà này nằm ở đầu "một ngõ thông với một phố song song với phố của chúng tôi (tức phố Hàng Chiếu) và bị chúng tôi đóng lại vào ban đêm để tránh mọi bất ngờ". Như vậy chỉ có thể là phố Ngõ Gạch vì nó song song với phố Hàng Chiếu và phố Hàng Buồm. Còn phố Nguyễn Siêu thì tới 1936 mới có tên trên bản đồ, mặc dù cụ đã ngồi dạy học ở đó từ lâu.

1. 36 phường Hà Nội thì chia đều ra hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận, mỗi huyện 18 phường; còn 36 phố thì đều ở huyện Thọ Xương và hầu hết đều ở đất thuộc bốn tổng: Tiền, Hậu, Tả, Hữu Túc, chỉ có vài phố ở các tổng Nghiêm, 35/36 phố thuộc đất quận Hoàn Kiếm bây giờ ngày nay.

2. Trên các phố dân gian đặt ra như: Hàng Bồ, Mã Mây, Lò Sũ... đến năm 2003 đã trải qua hơn 100 năm vẫn giữ nguyên tên cũ; còn các tên chữ Hán như Hà Khẩu, Nam Hoa... và bằng Tiếng Pháp thì hầu như dân chúng quên rồi.

3. Các sử liệu, tư liệu chính, mỗi sách hay tư liệu chỉ ghi được khoảng trên 20 phố, gộp chung lại mới được 31 phố thời Tự Đức. Có lẽ thời kỳ này số lượng phố Hà Nội chưa nhiều. Song thời Đồng Khánh chỉ ghi lại được tên 5 phố; có thể do ghi chép thiếu sót chưa phản ánh đúng thực trạng chăng? Sang thời Pháp quản lý, chỉ khoảng đến năm 1890 đã kê được tên trên 70 phố.

(1): Sách này biên soạn vào 1810-1812 thời Gia Long. Dương Thị Thoa-Phạm The dịch và biên soạn - NXB Khoa học xã hội. Tr 95-96-97-98.(2): Sách này do NXB Thế giới - Hà Nội - 1988. Tr 250 và 254.(3): Sách "Đại Nam nhất thống chí" (tập 3). Tr 198-199 - NXB Thuận Hóa.(4): Sách "Chuyến đi Bắc Kỳ 1876" của Trương Vĩnh Ký in trong tạp chí Xưa & Nay số tháng 11-1998.(5): Sách "Đồng Khánh dư địa chí" - NXB Thế Giới-2003.(6): Bản đồ Hà Nội 1883: chép tên phố từ số 23-28.(7): Sách "Hà Nội giai đoạn 1873-1888" André Masson-NXB Hải Phòng-2003.(8): Sách "Hà Nội nửa đầu thế kỷ 20" (tập 2). Tr13-14 NXB Hà Nội-1995.

Chào mừng bạn đến với cổng thông tin điện tử của Trường Tiểu học Trung Văn