Quan Hệ Việt Nam Pháp

Quan Hệ Việt Nam Pháp

Quan hệ Pháp – Việt Nam (hoặc Quan hệ Việt–Pháp hay Quan hệ Pháp–Việt) được xem là khởi nguồn từ đầu thế kỷ 17 với công cuộc truyền giáo của các linh mục dòng Tên mà nổi bật nhất là Alexandre de Rhodes đến lãnh thổ Việt Nam. Đến cuối thế kỷ 18, nhờ vai trò của Giám mục Pigneau de Béhaine trong quá trình Nguyễn Ánh giành được quyền cai trị và thống nhất lãnh thổ Việt Nam đã dẫn đến những quan hệ ngoại giao đầu tiên giữa hai nước.

Quan hệ Pháp – Việt Nam (hoặc Quan hệ Việt–Pháp hay Quan hệ Pháp–Việt) được xem là khởi nguồn từ đầu thế kỷ 17 với công cuộc truyền giáo của các linh mục dòng Tên mà nổi bật nhất là Alexandre de Rhodes đến lãnh thổ Việt Nam. Đến cuối thế kỷ 18, nhờ vai trò của Giám mục Pigneau de Béhaine trong quá trình Nguyễn Ánh giành được quyền cai trị và thống nhất lãnh thổ Việt Nam đã dẫn đến những quan hệ ngoại giao đầu tiên giữa hai nước.

Kết thúc tốt đẹp chuyến thăm ba nước

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Pháp ngày 7-10, ngoài cuộc hội đàm với Tổng thống Emmanuel Macron, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có cuộc hội kiến Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch Thượng viện Pháp và tiếp Tổng giám đốc UNESCO.

Ông cũng tiếp Bí thư toàn quốc Đảng Cộng sản Pháp Fabien Roussel và đoàn đại biểu cấp cao của đảng, trong đó có các nghị sĩ của Đảng Cộng sản Pháp tại Quốc hội (Hạ viện) và Thượng viện Pháp. Người đứng đầu Đảng và Nhà nước cũng dành thời gian tiếp Chủ tịch Hội Hữu nghị Pháp - Việt Nam Nguyễn Hải Nam và một số thành viên.

Pháp là điểm dừng chân cuối trong chuyến công du ba nước Mông Cổ, Ireland, Pháp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu từ ngày 30-9.

Với hàng chục hoạt động tại mỗi nước, chuyến đi đã góp phần củng cố quan hệ giữa Việt Nam với mỗi nước, đồng thời mở ra giai đoạn phát triển mới cho quan hệ song phương, nâng cao hình ảnh Việt Nam là một đất nước chuộng hòa bình, hướng tới phát triển và đóng góp tích cực, có trách nhiệm cho quốc tế.

Tham dự lễ kỷ niệm do Đại sứ quán Việt Nam phối hợp Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp tổ chức, có Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng; Đại sứ - Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Tổ chức UNESCO Lê Thị Hồng Vân; đại diện chính quyền Pháp, các phái đoàn ngoại giao, các tổ chức hợp tác với Việt Nam, Hội đoàn Pháp-Việt và cộng đồng người Việt.

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Đại sứ Đinh Toàn Thắng nhấn mạnh, năm 2023 là dấu mốc đặc biệt, có ý nghĩa rất quan trọng khi hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm quan hệ đối tác chiến lược.

Cách đây tròn 50 năm, sau khi Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết, Pháp là nước đầu tiên ở Tây Âu thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Trong những năm sau đó, Pháp không ngừng sát cánh cùng Việt Nam trong công cuộc tái thiết đất nước và trong quá trình hội nhập quốc tế. Vào những năm 80, khi Việt Nam bị bao vây và cấm vận, Pháp là nước phương Tây duy nhất duy trì quan hệ với Việt Nam thông qua hợp tác khoa học-kỹ thuật cũng như giao lưu văn hóa.

Công cuộc Đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng năm 1986 đã đưa đất nước tới những bước phát triển vượt bậc. Cũng từ đó, với chính sách ngoại giao rộng mở và với sự hỗ trợ to lớn từ các đối tác trong đó có Pháp, Việt Nam đã trở thành một nhân tố quan trọng trong khu vực và quốc tế. Năm 1993, chuyến thăm của Tổng thống François Mitterrand, nguyên thủ quốc gia Pháp và phương Tây đầu tiên đến Việt Nam kể từ năm 1975, đã góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

Kể từ đó đến nay, Pháp luôn là một trong những đối tác hàng đầu của Việt Nam ở châu Âu và trên thế giới. Quan hệ với Pháp chiếm vị trí ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. 20 năm sau chuyến thăm của Tổng thống Pháp François Mitterrand, một dấu mốc quan trọng khác trong quan hệ Pháp-Việt lại được ghi nhận khi hai nước ký kết quan hệ đối tác chiến lược vào năm 2013, nhân dịp kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

Đại sứ Đinh Toàn Thắng bày tỏ vui mừng trước những bước phát triển không ngừng trong quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Pháp, cùng nhau xây dựng nhiều cơ chế hợp tác trên các lĩnh vực rộng lớn và đa dạng như giáo dục và đào tạo, y tế, khoa học và công nghệ, khoa học xã hội và nhân văn, tư pháp và quản trị, văn hóa cũng như giao lưu nhân dân. Ngày nay, tất cả các khía cạnh hợp tác song phương này không ngừng được đầu tư, đổi mới và triển khai để hiện thực hóa các dự án cụ thể, phù hợp, đáp ứng kỳ vọng của mỗi nước.

Trong bối cảnh quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, Việt Nam và Pháp luôn lựa chọn tăng cường hợp tác và đối thoại.

Theo Đại sứ Đinh Toàn Thắng, những bước phát triển của mối quan hệ gắn bó Việt Nam và Pháp trong 50 năm qua là động lực để hai nước sẵn sàng hướng tới tương lai lâu dài vì lợi ích của mỗi nước. Việt Nam và Pháp cần tăng cường hợp tác và hội nhập kinh tế ở tất cả các cấp. Hai nước cần đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực, đồng thời cùng đóng góp tích cực vào việc thiết lập môi trường hòa bình, ổn định, thúc đẩy đối thoại và chủ nghĩa đa phương trên thế giới cũng như ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Ông Benoît Guidée: Các hoạt động giao lưu, kỷ niệm là những minh chứng cho sự phong phú và đa dạng của quan hệ giữa hai nước. (Ảnh: Khải Hoàn)

Thay mặt chính quyền Pháp, ông Benoît Guidée, Tổng Vụ trưởng Vụ Á - Úc (Bộ châu Âu và Ngoại giao Pháp), nhắc lại những kỷ niệm gắn bó trong suốt 5 năm sống và làm việc tại Việt Nam, được chứng kiến những bước phát triển của quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước. Ông bày tỏ: Việt Nam có vị trí vô cùng đặc biệt trong tâm trí của tôi và của những người Pháp khác.

Theo ông Benoît Guidée, qua nhiều những thăng trầm trong lịch sử, hai nước đã kết nối và xây dựng tình hữu nghị và hợp tác gắn bó. Những năm vừa qua, hai nước đã xây dựng mối quan hệ chính trị bền vững, được đánh dấu bởi sự tin tưởng lẫn nhau. Chuyến thăm chính thức Pháp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào tháng 3/2018 và tiếp sau đó là chuyến thăm của Thủ tướng Pháp Édouard Philippe vào tháng 11 cùng năm đó cho thấy mong muốn và quyết tâm của lãnh đạo hai nước trong việc thúc đẩy hơn nữa quan hệ song phương. Trong thời gian đại dịch Covid-19 hoành hành, tinh thần sẻ chia giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Pháp càng tỏa sáng.

Ông Benoît Guidée nhấn mạnh, đó là một nền tảng vững chắc để Pháp và Việt Nam cùng nhau hướng tới tương lai tươi sáng. Kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm đối tác chiến lược Pháp và Việt Nam là một cơ hội tốt để cùng thể hiện quyết tâm thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực trong thời gian tới. Những hoạt động kỷ niệm sự kiện trọng đại này diễn ra ở nhiều cấp và nhiều địa phương tại mỗi nước là những minh chứng cụ thể cho sự phong phú và đa dạng của quan hệ Pháp-Việt Nam.

Dàn hợp xướng thiếu nhi của Nhạc viện Versailles mở đầu chương trình nghệ thuật "Việt-Pháp: khúc ca xuân". (Ảnh: Khải Hoàn)

Tiếp đó là chương trình nghệ thuật với chủ đề "Việt-Pháp: khúc ca xuân" với những tiết mục biểu diễn đặc sắc của các nghệ sĩ đến từ hai nước. Màn hợp xướng bằng lời Việt và Pháp nồng ấm của các cháu thiếu nhi thuộc trường nhạc Versailles tôn vinh 50 mùa xuân của tình hữu nghị và sự giao thoa của hai dân tộc.

Tiết mục múa nón quai thao cùng tà áo dài thướt tha của các nghệ sĩ từ Việt Nam. (Ảnh: Khải Hoàn).

Còn các tiết mục biểu diễn do các nghệ sĩ của Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp và Nhà hát Múa rối Việt Nam giới thiệu những nét tinh hoa trong kho tàng văn hóa của 54 dân tộc Việt Nam.

Biểu diễn nhạc cụ dân tộc. (Ảnh: Minh Duy).

Ca sĩ nhí Xuân An biểu diễn bài hát "Xin chào Việt Nam" mời gọi bạn bè Pháp và quốc tế tới thăm đất nước hình chữ S tươi đẹp và mến khách. (Ảnh: Khải Hoàn).

Trình diễn "Cô Đôi Thượng ngàn" để giới thiệu Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2016. (Ảnh: Khải Hoàn).

“Quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản đang phát triển mạnh mẽ, toàn diện và thực chất. Tiềm năng phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác trên các lĩnh vực còn lớn do hai nước có nhiều thế mạnh có thể bổ sung, hỗ trợ nhau cùng phát triển”, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã nhấn mạnh như vậy trong cuộc trả lời phỏng vấn báo Yomiuri (Nhật Bản).

Xin Ngài Chủ tịch nước cho biết ý kiến về quan hệ Việt Nam - Nhật Bản thời gian qua?

Chủ tịch nước Trần Đại Quang: Việt Nam và Nhật Bản là hai dân tộc có mối quan hệ từ lâu đời với nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa, truyền thống, giá trị nhân văn. Thiết lập quan hệ ngoại giao vào tháng 9/1973, 45 năm qua, Việt Nam và Nhật Bản đã trở thành đối tác ngày càng quan trọng của nhau trên nhiều lĩnh vực. Từ khi hai nước nâng cấp quan hệ lên “Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á” (tháng 3/2014), quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đã có bước phát triển mạnh mẽ, toàn diện và thực chất.

Về chính trị, hai bên duy trì tiếp xúc thường xuyên giữa lãnh đạo cấp cao. Năm 2017, lần đầu tiên có năm chuyến thăm cấp cao diễn ra trong vòng một năm, trong đó dấu mốc lịch sử là chuyến thăm Việt Nam của Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản; Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hai lần đến Việt Nam; Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản thăm Việt Nam sau 15 năm. Năm 2017 cũng đánh dấu bước chuyển mới trong quan hệ song phương khi hai nước ra Tuyên bố chung về việc làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (tháng 6/2017). Hai bên cũng hợp tác chặt chẽ và hiệu quả tại các diễn đàn đa phương như Liên Hợp Quốc, ASEAN, APEC, ASEM... Thành công của Năm APEC Việt Nam 2017 và Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 25 vừa qua có sự đóng góp, hợp tác tích cực của Nhật Bản.

Về kinh tế, Nhật Bản là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam; là nước cung cấp ODA lớn nhất và là đối tác thương mại song phương lớn thứ tư của Việt Nam. Đặc biệt, năm 2017, Nhật Bản đã vươn lên trở thành nhà đầu tư nước ngoài đứng đầu ở Việt Nam. Hiện có hơn 2.500 doanh nghiệp, trong đó hầu hết các tập đoàn lớn của Nhật Bản đang đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Hai nước đang cùng triển khai nhiều dự án quy mô lớn trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng, năng lượng tại Việt Nam. ODA của Nhật Bản trên các lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng, nâng cao năng lực cạnh tranh, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, ứng phó với biến đổi khí hậu và nhiều lĩnh vực khác đã đóng góp quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam.

Hợp tác trên các lĩnh vực an ninh - quốc phòng, nông nghiệp, giáo dục, đào tạo, lao động... đã đạt nhiều tiến triển thực chất. Hợp tác giữa các địa phương hai nước ngày càng sôi động với 37 cặp địa phương hai nước đã ký kết thỏa thuận hợp tác. Các hoạt động giao lưu nhân dân, hợp tác văn hóa, du lịch phát triển mạnh mẽ. Năm 2017, Nhật Bản đứng thứ ba về số lượng khách du lịch đến Việt Nam và xứ sở hoa Anh Đào cũng là điểm du lịch hấp dẫn của du khách Việt Nam. Trên 230.000 người Việt Nam học tập, sinh sống, làm việc tại Nhật Bản và hơn 16.000 người Nhật Bản đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam ngày càng đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa hai dân tộc.

Năm nay, hai nước tổ chức các hoạt động thiết thực kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, chúng ta vui mừng nhận thấy, quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Nhật Bản đang ở giai đoạn phát triển tốt đẹp nhất.

Xin Ngài Chủ tịch nước cho biết những biện pháp thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Nhật Bản tiếp tục phát triển trong thời gian tới?

Chủ tịch nước Trần Đại Quang: Quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản đang phát triển mạnh mẽ, toàn diện và thực chất. Tiềm năng phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác trên các lĩnh vực còn lớn do hai nước có nhiều thế mạnh có thể bổ sung, hỗ trợ nhau cùng phát triển.

Nhân dịp Tuần lễ Cấp cao APEC tại Đà Nẵng tháng 11/2017, tôi và Ngài Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã trao đổi và nhất trí về các phương hướng lớn cũng như các biện pháp cụ thể để thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển hơn nữa trên các lĩnh vực.

Theo đó, hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường sự tin cậy về chính trị thông qua duy trì thường xuyên các chuyến thăm và tiếp xúc các cấp, nhất là cấp cao; tăng cường hiệu quả các cơ chế đối thoại giữa các bộ, ngành và địa phương hai nước.

Trên cơ sở và đà hợp tác kinh tế tốt đẹp hiện nay, hai bên sẽ nỗ lực phát huy lợi thế của mỗi nước để bổ sung cho nhau trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi, thúc đẩy liên kết giữa hai nền kinh tế thông qua tăng cường hợp tác về ODA, thương mại, đầu tư. Việt Nam sẽ hợp tác chặt chẽ với Nhật Bản để sử dụng có hiệu quả hơn nguồn vốn ODA, triển khai tích cực các cơ chế hợp tác về kinh tế giữa hai nước. Việt Nam tiếp tục nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có doanh nghiệp Nhật Bản, đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.

Hai bên tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực giàu tiềm năng khác như hợp tác về lao động, nông nghiệp sạch, công nghệ cao, hợp tác giữa các địa phương; phối hợp chặt chẽ thúc đẩy các hoạt động giao lưu văn hóa, giao lưu nhân dân, qua đó, tăng cường sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước, coi đây là nền tảng cho hợp tác bền vững trong tương lai.

Với chủ trương chủ động và tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, Việt Nam đã, đang và sẽ là người bạn chân thành, đối tác tin cậy, thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Trên tinh thần đó, Việt Nam sẽ cùng Nhật Bản tiếp tục hợp tác chặt chẽ, có hiệu quả trên các diễn đàn quốc tế và khu vực về các vấn đề cùng quan tâm, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Tôi tin tưởng, trên cơ sở sự phát triển tốt đẹp của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản, cùng sự nỗ lực, đồng lòng và chính sách đúng đắn của cả hai bên, quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản tiếp tục phát triển toàn diện và thực chất, vì lợi ích của nhân dân hai nước, cũng như của các dân tộc trên thế giới.

Thời gian tới, Việt Nam mong muốn các nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư vào những lĩnh vực nào, thưa Ngài Chủ tịch nước?

Chủ tịch nước Trần Đại Quang: Nhật Bản hiện là đối tác hàng đầu về kinh tế của Việt Nam. Chỉ tính riêng 11 tháng đầu năm 2017, đầu tư trực tiếp (FDI) của Nhật Bản đã đạt con số kỷ lục gần 9 tỷ USD, đứng đầu trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, tăng gấp bốn lần so với năm 2016.

Là một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới và có nguồn vốn dồi dào, con số trên vẫn ở mức khiêm tốn vì đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam mới chỉ chiếm khoảng 3% tổng mức đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản vào châu Á và thấp hơn mức đầu tư của Nhật Bản tại một số nước Đông Nam Á. Trong khi đó, hai nước có cơ cấu kinh tế có thể bổ sung, hỗ trợ nhau để cùng phát triển.

Nhật Bản là quốc gia phát triển, có trình độ khoa học - kỹ thuật tiên tiến. Việt Nam mong muốn Nhật Bản đầu tư, chuyển giao công nghệ vào sáu ngành công nghiệp ưu tiên trong Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030 là điện tử, máy nông nghiệp, chế biến nông, thủy sản, đóng tàu, môi trường và tiết kiệm năng lượng, sản xuất ô tô và phụ tùng ô tô, cũng như các lĩnh vực mà Nhật Bản có thế mạnh như công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế tạo, xây dựng kết cấu hạ tầng, năng lượng, nông nghiệp sạch, công nghệ cao, xử lý nước thải, rác thải…

Chính sách nhất quán của Việt Nam là luôn tạo điều kiện thuận lợi và môi trường thông thoáng cho các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có các nhà đầu tư Nhật Bản. Theo khảo sát của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản vào tháng 2/2017, 70% doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn đầu tư mới vào Việt Nam và 66,6% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam có kế hoạch mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đây là dấu hiệu tích cực và là cơ sở để tin tưởng rằng đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam tiếp tục gia tăng trong những năm tới, mang lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên.

Nhân dịp đầu Xuân mới 2018, tôi trân trọng gửi tới Hoàng gia, Chính phủ, nhân dân Nhật Bản và bạn đọc Báo Yomiuri những lời chúc mừng tốt đẹp nhất; chúc quan hệ hợp tác, tình hữu nghị giữa hai dân tộc chúng ta không ngừng được củng cố và phát triển.

Nhân dịp này, phóng viên TTXVN đã có cuộc phỏng vấn với Đại sứ Việt Nam tại CHLB Đức Vũ Quang Minh.

PV: Thưa Đại sứ, ông đánh giá như thế nào về những tiến triển trong quan hệ song phương Việt Nam – CHLB Đức thời gian gần đây, nhất là kể từ sau chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Đức Olaf Scholz vào tháng 11/2022?

Đại sứ Vũ Quang Minh: Những năm gần đây, quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam – CHLB Đức tiếp tục đi vào chiều sâu thực chất trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là từ sau chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Olaf Scholz tháng 11/2022.

Tin cậy chính trị tiếp tục được tăng cường thông qua nhiều cuộc tiếp xúc cấp cao và các cấp. Đức duy trì là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Đức tại Đông Nam Á. Kim ngạch thương mại song phương cả năm 2023 đạt trên 11 tỷ USD tính theo số liệu của Việt Nam và 17,12 tỷ USD theo số liệu của Cơ quan Thống kê Liên bang Đức - Destatis (tính đến hết tháng 11/2023).

Tính đến 31/12/2023, có 464 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Đức vào Việt Nam còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 2,74 tỷ USD, trong đó riêng trong năm 2023 có thêm 33 dự án đầu tư mới với tổng số vốn 340 triệu USD.

Từ phía Việt Nam, chúng ta có 37 dự án đầu tư vào Đức còn hiệu lực, với tổng vốn đăng lý là 283,3 triệu USD. Đây là những con số ấn tượng trong bối cảnh cả thế giới gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế - thương mại vài năm qua do hậu quả của dịch bệnh và xung đột.

Đặc biệt đáng chú ý là hai bên đã có nhiều bước tiến mới nhằm tiếp tục tăng cường mạnh mẽ sự tin cậy trong mối quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước, trong đó có việc thực hiện thành công các kế hoạch hành động triển khai đối tác chiến lược các giai đoạn và vừa qua là ký thỏa thuận Kế hoạch hành động triển khai Đối tác Chiến lược giai đoạn 2023 – 2025, ký kết và triển khai một số khuôn khổ hợp tác mới như Biên bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác quốc phòng,… cũng như tích cực trao đổi đoàn các cấp.

Thời gian qua chúng ta đã phối hợp chặt chẽ để chuẩn bị cho chuyến thăm cấp nhà nước – mức độ và hình thức thăm chính thức cao nhất giữa các nước - của Tổng thống Frank-Walter Steinmeier tới Việt Nam. Riêng trong năm 2023, đã có trên 40 đoàn cấp Thứ trưởng/ Phó Chủ nhiệm/ Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân của Việt Nam thăm và làm việc tại Đức, tăng rất cao sau thời gian dài bị gián đoạn do đại dịch COVID-19.

Từ phía Đức, các năm 2022-2023 cũng chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ số các chuyến thăm Việt Nam của nhiều lãnh đạo bang và doanh nghiệp Đức, gần đây nhất là đoàn của Thủ hiến bang Niedersachsen và Thüringen với số kỷ lục đông đảo doanh nghiệp tháp tùng lên tới 50-70 doanh nghiệp mỗi đoàn. Có thể thấy, sự hợp tác phong phú, đa dạng, hiệu quả và chủ động giữa các địa phương của Việt Nam và Đức tiếp tục là một điểm sáng trong quan hệ hai nước.

Các khuôn khổ triển khai ngoại giao kinh tế cũng được tiếp tục tăng cường và mở rộng với nhiều bước tiến quan trọng. Hai nước đã kết thúc thành công đàm phán chính phủ hàng năm về viện trợ phát triển chính thức (ODA), qua đó Đức cam kết viện trợ không hoàn lại 61 triệu euro cho Việt Nam cho gia đoạn 2024-2025, một kết quả hết sức đáng khích lệ trong bối cảnh kinh tế Đức gặp nhiều khó khăn và ngân sách nhà nước Đức bị thắt chặt. Hai bên cũng đã tiến hành họp Phiên thứ hai Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế song phương. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã nối lại việc tham dự các hoạt động xúc tiến và các hội chợ chuyên ngành tại Đức. Hai bên tiếp tục tháo gỡ khó khăn để thúc đẩy triển khai các dự án “hải đăng” của Đức ở Việt Nam.

Một lĩnh vực quan trọng mà hai bên đã có nhiều thành tựu hợp tác đáng chú ý, đó là phát triển xanh, chuyển đổi năng lượng và chống biến đổi khí hậu, khi Đức tiếp tục có những hỗ trợ tích cực cho Việt Nam triển khai cam kết trong khuôn khổ Đối tác Chuyển đổi Năng lượng Công bằng (JETP) và doanh nghiệp hai nước chủ động nắm bắt các cơ hội hợp tác trong lĩnh vực này.

Chúng ta cũng rất vui mừng chứng kiến nhiều kết quả quan trọng trên lĩnh vực ngoại giao văn hóa, đối ngoại và giao lưu nhân dân với nhiều hoạt động được tổ chức ở cả hai nước, đặc biệt là các hoạt động kỷ niệm 10 năm kết nghĩa giữa thành phố Wernigerode và thành phố Hội An; Lễ chính thức đặt viên đá ghi nhận quan hệ kết nghĩa giữa Leipzig và Thành phố Hồ Chí Minh; các hoạt động quảng bá Việt Nam nói chung và văn hóa, nghệ thuật của các nghệ sỹ Việt Nam tại Đức nói riêng; các hoạt động quảng bá voi Việt Nam thông qua việc cộng đồng người Việt tài trợ để Đại sứ và Phu nhân đứng ra đỡ đầu một voi con gốc Việt; sự kiện khánh thành khu bảo tồn và cứu trợ các động vật hoang dã tại Vườn thú Leipzig – nơi đã hai thập kỷ có các nỗ lực hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực này. Ngày 19/12/2023, Vườn thú Leipzig đã cùng Vườn Quốc gia Cúc Phương long trọng kỷ niệm 30 năm dự án cứu trợ linh trưởng đe dọa tuyệt chủng với mốc 20 năm Leipzig bắt đầu hợp tác giúp đỡ Cúc Phương và một thập kỷ Vườn thú Leipzig trở thành nhà tài trợ chính cho dự án.

Việc Đội tuyển Bóng đá Nữ Việt Nam đá giao hữu với Đội tuyển Bóng đá Nữ Đức và một số câu lạc bộ của Đức hay đoàn Việt Nam dự Thế vận hội Olympic Đặc biệt (Special Olympic Games) tại Berlin, chuyến thăm và giao lưu của đội bóng Dortmund tại Việt Nam cũng thu hút được sự quan tâm rất lớn của nhân dân Việt Nam cũng như cộng đồng người Việt và bạn bè Đức. Chúng ta rất vui mừng nhận thấy cộng đồng ta tại Đức thời gian qua ngày càng lớn mạnh và đoàn kết, hội nhập thành công, hướng về quê hương thứ nhất đồng thời nỗ lực đóng góp cho sự phồn vinh của quê hương thứ hai.

Cuối năm 2023, Đại hội thành lập Liên hiệp Hội Người Việt Nam tại CHLB Đức đã được tổ chức thành công. Chúng ta tin tưởng rằng liên hiệp sẽ là tổ chức đại diện chân chính cho toàn thể cộng đồng người Việt tại CHLB Đức, ngày càng có vai trò quan trọng trong cuộc sống chính trị và xã hội sở tại, bảo vệ lợi ích chính đáng của cộng đồng người Việt, đồng thời là tổ chức kết nối và đoàn kết rộng rãi mọi cá nhân, tổ chức, hội đoàn của người Việt, làm cầu nối thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hợp tác, hữu nghị và gắn bó giữa nhân dân hai nước, thực hiện được những mục tiêu cao đẹp được nêu trong Điều lệ của liên hiệp.

PV: Với những tiến triển đáng ghi nhận như vậy, Đại sứ nhận định như thế nào về ý nghĩa và tầm quan trọng của chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng thống Liên bang Đức Frank-Walter Steinmeier tới Việt Nam?

Đại sứ Vũ Quang Minh: Chuyến thăm hết sức quan trọng này của Tổng thống CHLB Đức Frank-Walter Steinmeier và Phu nhân diễn ra trong bối cảnh quan hệ song phương đang tiếp tục đi vào chiều sâu và có những bước phát triển thực chất trên nhiều lĩnh vực.

Càng ý nghĩa hơn nữa, khi đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của Tổng thống Frank-Walter Steinmeier trong năm 2024 và cũng là trao đổi đoàn cấp cao đầu tiên giữa hai nước trong năm mới 2024 - năm bản lề hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2025. Đây cũng là chuyến thăm thứ hai của một Tổng thống Đức tới Việt Nam trong lịch sử quan hệ hai nước kể từ khi nước Đức thống nhất. Trước đây 17 năm, Tổng thống Liên bang Đức Horst Kohler đã tới thăm Việt Nam vào tháng 5/2007.

Có một điểm khá thú vị khi đây là chuyến thăm Việt Nam thứ ba của Tổng thống Frank-Walter Steinmeier trên các cương vị Tổng thống, Phó Thủ tướng (tháng 10/2016) và Ngoại trưởng Đức (tháng 3/2008).

Trong chuyến thăm lần này, Tổng thống Steinmeier sẽ có cơ hội chứng kiến tận mắt những dự án “hải đăng” của Đức tại Việt Nam, những dự án từng được ký kết nhân chuyến thăm Việt Nam của ông năm 2008 trên cương vị Ngoại trưởng Đức, đã và đang dần đơm hoa kết trái. Tôi đã có một số lần được tiếp xúc trực tiếp với Tổng thống Frank-Walter Steinmeier, trong đó có dịp cùng ông với tư cách Bộ trưởng Ngoại giao Đức tham dự Lễ cất nóc Ngôi nhà Đức tháng 11/2016 cũng như tại Lễ trình Quốc thư và các cuộc tiếp tân gần đây, và cảm nhận được tình cảm tốt đẹp và chân thành mà ông luôn dành cho Việt Nam.

Ngày 11/1/2024, phát biểu tại buổi tiếp tân Ngoại giao đoàn nhân Năm mới, Tổng thống Frank-Walter Steinmeier đã chính thức công bố ông sẽ có chuyến thăm Việt Nam và Thái Lan cũng như bày tỏ là ông và Phu nhân rất mong đợi chuyến thăm này khi tôi tới chào ông. Với truyền thống Việt Nam, hy vọng việc đón khách quý phương xa ngay đầu năm mới và ngay trước Tết Giáp Thìn 2024 sẽ mang đến nhiều điều hanh thông và tạo xung lực mới cho quan hệ song phương Việt Nam và Đức trong thời gian tới.

PV: Những nội dung nổi bật trong chuyến thăm này là gì, thưa Đại sứ?

Đại sứ Vũ Quang Minh: Theo chương trình, Tổng thống Frank-Walter Steinmeier sẽ gặp các lãnh đạo cao nhất của Việt Nam để trao đổi về các biện pháp thúc đẩy hơn nữa hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực cũng như về các vấn đề hai bên cùng quan tâm trên trường quốc tế.

Một nội dung trọng tâm của chuyến thăm là hợp tác kinh tế, thương mại khi tháp tùng Tổng thống Frank-Walter Steinmeier là đoàn doanh nghiệp lớn của Đức hoạt động trong nhiều ngành nghề khác nhau.

Việt Nam đã trở thành một điểm đến hấp dẫn hàng đầu đối với các doanh nghiệp Đức, đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các tập đoàn lớn triển khai chiến lược giảm thiểu rủi ro trong đầu tư và kinh doanh toàn cầu. Năng lượng tái tạo, chuyển đổi xanh và phát triển bền vững, công nghiệp chế tạo, dịch vụ, hậu cần, giáo dục… là những ưu tiên hợp tác của cả hai bên. Dự kiến sẽ có một cuộc tọa đàm giữa đoàn doanh nghiệp tháp tùng Tổng thống với các doanh nghiệp Đức và các tổ chức doanh nghiệp Đức đang làm ăn ở Việt Nam.

Một lĩnh vực hiện được cả hai bên rất quan tâm là hợp tác về đào tạo nghề và đưa lao động lành nghề Việt Nam sang làm việc tại Đức trong bối cảnh Đức đang thiếu hụt nghiêm trọng nguồn lao động này. Chính vì thế, Bộ trưởng Lao động và Xã hội của Đức là vị bộ trưởng Nội các Liên bang duy nhất được tháp tùng Tổng thống, cùng với một số nghị sỹ quốc hội đồng thời là các Quốc vụ khanh của các bộ ngành. Dự kiến, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Lao động và Xã hội Đức sẽ ký Ý định thư về hợp tác lao động giữa hai nước nhân chuyến thăm này. Đây là lần đầu tiên kể từ khi nước Đức thống nhất chúng ta có một văn kiện hợp tác được ký kết trong lĩnh vực hợp tác truyền thống là di chuyển lao động.

Ngoài ra, Tổng thống và đoàn sẽ thăm và khảo sát một số dự án “hải đăng” của Đức tại Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực lân cận thời gian qua, như Ngôi nhà Đức, Đại học Việt – Đức hay Tuyến Metro số 2.

Không kém phần quan trọng, chuyến thăm sẽ có một số hoạt động văn hóa và ngoại giao nhân dân đặc sắc. Đáng chú ý, cùng đi với Tổng thống Frank-Walter Steinmeier sang Việt Nam lần này có một số đại diện xuất sắc của cộng đồng người Việt thành đạt tại Đức, một điểm rất mới với chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao Đức tới Việt Nam, thể hiện sự đánh giá cao và coi trọng cộng đồng người Việt tại CHLB Đức, một cộng đồng đã và đang có nhiều đóng góp quan trọng cho sự đa dạng về văn hóa và phồn vinh của CHLB Đức, đồng thời là một cầu nối cho quan hệ song phương nói chung và tình hữu nghị, gắn bó gần gũi giữa nhân dân hai nước nói riêng.

PV: Xin trân trọng cảm ơn Đại sứ!