Ký Hiệu Đô La Đài Loan

Ký Hiệu Đô La Đài Loan

Tỷ giá tiền Đài Loan (TWD) là một thông tin quan trọng đối với những ai có nhu cầu giao dịch ngoại tệ, du lịch hay kinh doanh giữa hai quốc gia. Vậy hiện nay, 1 đô la Đài Loan bằng bao nhiêu tiền Việt? Bài viết dưới đây hãy cùng ACB tìm hiểu thông tin chi tiết về đồng TWD cũng như cung cấp những nơi uy tín để đổi tiền Đài Loan tại Việt Nam.

Tỷ giá tiền Đài Loan (TWD) là một thông tin quan trọng đối với những ai có nhu cầu giao dịch ngoại tệ, du lịch hay kinh doanh giữa hai quốc gia. Vậy hiện nay, 1 đô la Đài Loan bằng bao nhiêu tiền Việt? Bài viết dưới đây hãy cùng ACB tìm hiểu thông tin chi tiết về đồng TWD cũng như cung cấp những nơi uy tín để đổi tiền Đài Loan tại Việt Nam.

Có thể đổi tiền Đài Loan tại đâu?

Việc đổi tiền Đài Loan (TWD) sang tiền Việt Nam (VND) và ngược lại có thể được thực hiện tại nhiều địa điểm khác nhau. Dưới đây là các địa điểm uy tín và an toàn mà bạn có thể tham khảo:

Ngân hàng: là nơi đáng tin cậy nhất, với các ngân hàng lớn đều cung cấp dịch vụ này. Trước khi đến ngân hàng, bạn nên kiểm tra tỷ giá và chuẩn bị các giấy tờ cần thiết

Đổi tiền đô la Đài Loan tại ngân hàng ACB nhanh chóng, an toàn

Các cửa hàng thu đổi ngoại tệ: Tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, có nhiều cửa hàng thu đổi ngoại tệ được cấp phép hoạt động. Những cửa hàng này thường có tỷ giá cạnh tranh và thủ tục nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn những cửa hàng uy tín và được cấp phép để tránh các rủi ro về tiền giả hoặc tỷ giá không hợp lý.

Sân bay: Tại các sân bay quốc tế lớn như Tân Sơn Nhất, Nội Bài, và Đà Nẵng, bạn có thể tìm thấy quầy thu đổi ngoại tệ. Dịch vụ tại sân bay tiện lợi cho những ai cần đổi tiền gấp trước khi ra nước ngoài hoặc ngay sau khi nhập cảnh. Tuy nhiên, tỷ giá tại sân bay thường cao hơn so với ngân hàng hoặc các cửa hàng thu đổi ngoại tệ bên ngoài.

Các ứng dụng và dịch vụ trực tuyến: Một số ứng dụng và dịch vụ tài chính trực tuyến hiện nay cũng cung cấp dịch vụ đổi ngoại tệ. Bạn có thể đặt trước số lượng ngoại tệ cần đổi và nhận tiền tại nhà hoặc tại điểm giao dịch gần nhất. Dịch vụ này mang lại sự tiện lợi và thường có tỷ giá cạnh tranh.

Việc hiểu rõ tỷ giá quy đổi đồng đô la Đài Loan (TWD) sang đồng Việt Nam (VND) và biết các địa điểm đổi tiền uy tín là rất quan trọng. Để đảm bảo giao dịch an toàn và hiệu quả, bạn nên cập nhật tỷ giá liên tục và lựa chọn những nơi đổi tiền đáng tin cậy. Ngoài ra, việc truy cập vào trang web của ngân hàng ACB cũng là một cách để theo dõi tỷ giá hối đoái và lập kế hoạch hiệu quả cho chi tiêu của bạn.

***Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo vì nội dung có tính thời điểm. Quý khách vui lòng truy cập trang sản phẩm, dịch vụ chi tiết từ website acb.com.vn hoặc liên hệ Contact Center theo hotline 1900 54 54 86 - (028) 38 247 247 để được cập nhật chính sách mới nhất.

Giới thiệu thành phố Đài Bắc – Thủ đô Đài Loan

Đài Bắc là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và là thủ đô của Đài Loan. Đây là nơi tập trung nhiều trường học danh tiếng, nhiều địa điểm vui chơi giải trí. Hãy cùng tìm hiểu và khám phá thành phố Đài Bắc qua bài viết được sưu tầm tại manpower-vn.com:

Thành phố Đài Bắc (Trung văn phồn thể: 臺北市; bính âm: Táiběi Shì) là thủ đô của Trung Hoa Dân Quốc (thường gọi là “Đài Loan”), đây là thành phố trung tâm của một vùng đô thị lớn nhất tại Đài Loan.

Thành phố Đài Bắc nằm trên một khu vực được gọi là Bồn địa Đài Bắc ở Bắc Đài Loan. Thành phố giáp với sông Tân Điếm ở phía nam và sông Đạm Thủy ở phía tây. Địa hình nói chung thấp tại các khu vực trung tâm ở phía tây và dốc dần lên các vùng phía nam, đông và đặc biệt là phía bắc, đỉnh cao nhất có cao độ 1.120 mét (3.675 ft) tại Thất Tinh Sơn (七星山), ngọn núi lửa đã tắt cao nhất tại Đài Loan nằm ở Công viên Quốc gia Dương Minh Sơn. Quận miền bắc Sỹ Lâm và Bắc Đầu mở rộng về phía bắc của sông Cơ Long và có ranh giới là Công viên Quốc gia. Thành phố Đài Bắc có diện tích đứng thứ 16 trong số 25 huyện và thành phố tại Đài Loan.

Hai đỉnh, Thất Tinh Sơn và Núi Đại Đồn, nổi lên ở phía đông bắc của thành phố. Thất Tinh Sơn nằm trên Nhóm núi lửa Đại Đồn vốn là đỉnh núi cao nhất của bồn địa Đài Bắc, đỉnh chính trong nhóm có cao độ 1.120 mét (3.670 ft). Đỉnh chính của núi Đại Đồn cao 1.092 mét (3.583 ft). Chúng nguyên là các núi lửa và tạo thành phần phía tây của Công viên Quốc gia Dương Minh Sơn, trải dài từ núi Đại Đồn ở phía bắc tới núi Thái Công Khanh (菜公坑山). Nằm trên một nơi giống như cái võng của hai ngọn núi, khu vực cũng bao gồm vũng lầy Đại Đồn.

Khu vực hành chính thành phố Đài Bắc - Đài Loan

Dân số Đài Bắc ước tính là 2.705.000 người ( Theo số liệu thống kê năm 2016). Đài Bắc, Tân Bắc, và Cơ Long tạo thành vùng đô thị Đài Bắc với dân số lên tới 6.900.273 người.Tuy nhiên, ba đơn vị này được quản lý bởi ba chính quyền địa phương khác nhau. “Đài Bắc” thỉnh thoảng được dùng để đề cập tới toàn bộ vùng đô thị, còn “thành phố Đài Bắc” sẽ chỉ dùng để đề cập tới thành phố. Thành phố Đài Bắc được Tân Bắc bao quanh tất cả các phía.

Khí hậu Đài Bắc có khá nhiều nét tương đồng với Việt Nam, khí hậu nhiệt đới, độ ẩm cao. Mùa hè ở Đài Bắc thường bắt đầu vào tháng 5 và kết thúc vào tháng 9, thời tiết rất nóng, mùa đông ngắn nhưng rất lạnh, thông thường từ tháng 12 đến tháng 2. Thời tiết Đài Bắc rất khó dự báo và hay có nhiều biến đổi, ban ngày nhiệt độ có thể lên đến 25 – 27 độ C nhưng ban đêm có thể giảm xuống 15 độ C

Đài Bắc là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của Đài Loan. Đại học Quốc lập Đài Loan nằm tại Đài Bắc, cũng như Bảo tàng Cố cung Quốc lập, vốn là nơi có một trong những bộ sưu tập cổ vật và thư họa Trung Hoa lớn nhất trên thế giới. Đài Bắc được coi là một thành phố toàn cầu,và là một phần của một vùng kỹ nghệ chính. Tàu hỏa, tàu cao tốc, quốc lộ, sân bay và các tuyến xe khách kết nối Đài Bắc với tất cả các nơi khác trên toàn Đài Loan. Nhu cầu hàng không của thành phố được đáp ứng bới hai sân bay – Sân bay Tùng Sơn và Sân bay Đào Viên.

Đài Bắc là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của Đài Loan

Là thủ đô của Đài Loan, Đài Bắc là trung tâm trong sự phát triển kinh tế nhanh chóng của quốc đảo và đã trở thành một trong các thành phố toàn cầu về chế tạo các mặt hàng công nghệ cao cũng như các bộ phận thành phần của chũng. Là một phần của điều được gọi là kì tích Đài Loan, thành phố đã có mức tăng trưởng đáng kể theo sau đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thập niên 1960. Đài Loan nay là một nền kinh tế chủ nợ, giữ vị thế là một trong các nước có dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới với trên 352 tỷ đô la Mỹ vào tháng 2 năm 2010.

Bất chấp Khủng hoảng tài chính châu Á 1997, nền kinh tế vẫn tiếp tục tăng trưởng khoảng 5% mỗi năm, người lao động hầu như đều có đủ việc làm và lạm phát thấp. (Tính đến 2007), GDP danh nghĩa của phần lõi thành phố Đài Bắc là khoảng gần 160 tỷ đô la Mỹ, trong khi vùng đô thị Đài Bắc có GDP (danh nghĩa) là khoảng 260 tỷ đô la Mỹ, như vậy sẽ đứng thứ 13 về GDP trong số các thành phố trên thế giới. GDP trên người của Đài Bắc là 48.400 đô la Mỹ, và đứng thứ hai châu Á sau Tokyo, với 65.453 đô la Mỹ. Nếu tính cả ngoại ô, các thành phố lân cận, và các hương trấn, GDP trên đầu người sẽ là 25.000 đô la Mỹ.

Đài Bắc và các vùng lân cận từ lâu đã là vùng công nghiệp quan trọng nhất của Đài Loan, bao gồm các ngành công nghiệp thuộc khu vực hai và khu vực ba.Hầu hết các nhà máy quan trọng về sản xuất dệt may của đất nước đều nằm tại đây; các ngành công nghiệp khác bao gồm chế tạo các sản phẩm và linh kiện điện tử, máy móc và thiết bị điện, vật liệu in, thiết bị chính xác, các loại thực phẩm và đồ uống, như các công ty Shihlin Electric, CipherLab và Insyde Software. Đóng tàu, bao gồm du thuyền, được thực hiện tại cảng Cơ Long ở phía đông bắc thành phố.

Dịch vụ, bao gồm những lĩnh vực liên quan đến thương mại, giao thông, và ngân hàng, đã ngày cảng trở nên quan trọng. Du lịch tuy còn là một thành phần nhỏ song đã đóng góp đáng kể vào nền kinh tế địa phương với tổng số du khách quốc tế đạt gần 3 triệu lượt trong năm 2008.Đài Bắc có các điểm du lịch tham quan hàng đầu và đóng góp một phần đáng kể vào ngành du lịch doanh thu 6,8 tỷ đô la Mỹ của ngành du lịch tại Đài Loan. Các thương hiệu quốc gia như ASUS, Chunghwa Telecom, Mandarin Airlines, Tatung,và Uni Air, D-Link đặt trụ sở chính tại Đài Bắc.

Đài Bắc là nơi tập trung khá nhiều trường đại học danh tiếng của Đài Loan. Dưới đây là 5 trường đại học tiêu biểu ở thành phố này

1. Đại học quốc gia Đài Bắc (National Taipei University -NTPU)

Đại học Quốc gia Đài Bắc ban đầu có tên gọi là Học viện Luật và Kinh doanh tỉnh Đài Loan vào năm 1949 nhằm giáo dục và đào tạo nên những chuyên gia ưu tú về luật và kinh doanh của đất nước. Năm 2000, Đại học Quốc gia Đài Bắc được tái cấu trúc và tổ chức lại từ Học viện Luật và Kinh doanh của Đại học Quốc gia Chung-Hsin. Năm 2010, trường cuối cùng đã hoàn thành toàn bộ dự án tái định cư, chuyển 6 học viện từ khuôn viên trung tâm ở thành phố Đài Bắc, hiện nay khuôn viên chính San-Shia nằm ở Tân Bắc. Trong nhiều thập kỷ qua, NTPU truyền thống đã đóng một vai trò then chốt và quan trọng trong việc giáo dục và phát triển những tài năng tầm trung và cao cấp trong các lĩnh vực luật, kinh doanh, hành chính công, cũng như là khoa học xã hội. Trường gồm hai khuôn viên ở Đài Bắc và San-Shia.

2. Đại học giáo dục quốc gia Đài Bắc (National Taipei University of Education - NTUE)

Trường đại học giáo dục quốc gia Đài Bắc (NTUE) thành lập cách đây 110 năm. Trường có bề dày lịch sử lâu đời về giáo dục, là một viện giáo dục uy tín và chất lượng tại Đài Bắc. Trường đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nền giáo dục của Đài Loan. Đồng thời trường luôn quan tâm đến những nghiên cứu giáo dục và được đánh giá cao bởi Bộ giáo dục và đào tạo ở Đài Loan.

Đại học giáo dục quốc gia Đài Bắc

NTUE có một đội ngũ giáo viên giỏi và giàu kinh nghiệm. Sinh viên của trường sau tốt nghiệp đều có nghề nghiệp ổn định. Trường có nhiều ngành đào tạo về giáo dục, nghệ thuật và âm nhạc, khoa học và dạy tiếng Hoa. Trường được chia thành 3 khoa và một trung tâm ngôn ngữ dạy tiếng Hoa.

3. Đại học Văn hóa Trung Quốc (National Chung Cheng University - CCU)

Trường Đại học Văn hóa Trung Quốc - CCU được thành lập từ năm 1962. Tính đến năm 2010, Trường tự hào có 12 học viện với 59 chương trình Đại học, 41 chương trình Thạc sĩ và 11 chương trình Tiến sĩ.

Trường Đại học Văn hóa Trung Quốc

Đại học Văn hóa Trung Quốc đã thiết lập chương trình Thạc sĩ cho sinh viên quốc tế nhằm cung cấp các khóa học được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh cho sinh viên trên toàn thế giới kể từ năm 2010. Trong năm học 2012, chương trình sẽ được mở rộng lên đến 13 ngành học, bao gồm Quản trị kinh doanh, Tài chính ngân hàng, Công nghệ sinh học, Kiến trúc và tiết kế đô thị, Quản trị du lịch, Thương mại quốc tế, Quản trị thông tin, Kế toán, Báo chí, Công nghệ cơ điện tử kỹ thuật số, Văn học Anh và Mỹ, Khoa học trái đất, Khoa học huấn luyện thể thao.

4. Đại học sư phạm quốc gia Đài Loan (National Taiwan Normal University - NTNU)

Đại học sư phạm Quốc gia Đài Loan

Được thành lập vào năm 1946 . Được đổi tên thành Đại học Quốc gia Đài Loan (NTNU) vào năm 1967, nhưng cam kết chất lượng giáo dục và đào tạo giáo viên vẫn còn. Với việc ban hành Luật Giáo viên vào năm 1994, NTNU chuyển mình thông qua việc tạo nhiều ngành học mới và tiếp tục thúc đẩy sự hợp tác quốc tế trong bất kỳ hình thức nào có thể với các trường đại học có uy tín ở nước ngoài, cũng như chào đón các sinh viên quốc tế ghi danh vào các chương trình học tập. NTNU đã thiết lập các mối quan hệ với 138 tổ chức nổi tiếng ở nước ngoài, kéo dài bốn châu lục: Châu Âu, Châu Á, châu Mỹ, và Úc. NTNU là một tổ chức đa quốc gia đa dạng và cộng đồng, với một số sinh viên quốc tế gần 3.000 sinh viên, kể cả học sinh ghi danh vào Trung tâm đào tạo tiếng Quan Thoại.

Đại học Tam Kang là trường Đại học tư lâu đời nhất Đài Loan được thành lập năm 1950. Trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm cùng những nỗ lực phát triển không ngừng, trường Đại học Tam Kang đã trở thành một trường Đại học Tổng hợp mang tầm quốc tế nổi tiếng về các hoạt động khoa học hiệu quả, tích cực; chất lượng giảng dạy tuyệt vời.

Hiện nay trường có 4 khu học sở lớn, 11 trường thành viên, 17 chương trình Đào tạo Tiến sỹ, 50 chương trình Đào tạo sau Đại học và 50 khoa cùng 28.000 sinh viên. Đại học Tam Kang vinh dự nhận được rất nhiều giải thưởng trong và ngoài nước: Năm 1999 trường được Liên đoàn Thế giới về giáo dục tương lai (WFSF) bình chọn là một trong hai trường học của tương lai nhằm ghi nhận những nỗ lực trong giáo dục tương lai ở Đài Loan. Năm 2001, trường được tuần báo Kinh tế Điện tử xếp hạng nhất về cơ sở vật chất trang bị kỹ thuật số hiện đại trong số các trường Đại học Đài Loan và gọi Đại học Tam Kang là “thiên đường số. Năm 2007 trường xếp hạng 463 toàn thế giới, 31 châu Á, thứ 7 Đài Loan và đứng đầu các trường tư.

Trường Đại học Tamkang - Đài Bắc

Trường đào tạo đa dạng các ngành như KHXH- NV, Kinh tế - Quản trị, Ngoại ngữ - Văn học, Quốc tế học, Giáo dục, Thể dục thể thao, KHTN, Công nghệ thông tin, …

Bốn khu học xá rộng rãi, trang thiết bị hiện đại: học sở Đạm Thuỷ, học sở Đài Bắc, học sở Lan Dương, học sở Công nghệ thông tin (Cyber) đều nằm ở khu trung tâm, đi lại thuận tiện.

Địa điểm du lịch nổi tiếng Đài Bắc

Taipei 101 Tòa tháp Taipei 101 (còn gọi là Đài Bắc 101) tọa lạc tại thành phố Đài Bắc. Tháp được khởi công xây dựng năm 1999 và hoàn tất năm 2004 với kinh phí lên đến 1,76 tỷ USD và trở thành tòa nhà cao nhất thế giới (với 509,2m) cho đến năm 2010

Tòa tháp Đài Bắc 101 có chiều cao tính đến mái là 449,2m, bao gồm 101 tầng phía trên mặt đất cùng 5 tầng hầm được xây dựng sâu vào lòng đất. Các tầng của tòa tháp được thiết kế như chồng lên nhau giống những đốt của một cây tre vươn thẳng lên bầu trời trong xanh của thành phố Đài Bắc.

Tại tầng 91 của tòa tháp có một khu vực quan sát ngoài trời, tại đây bạn có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh thành phố Đài Bắc

Đài tưởng niệm Tưởng Giới Thạch

Được xây dựng vào năm 1967, đây là nơi trưng bày những kỷ yếu quân đội, huân huy chương và quân phục cũng như những hiện vật gắn liền với cuộc đời của Tưởng Giới Thạch.

Là một tòa nhà có bức tường trắng gạch xanh, cao 70m, năm ngay giữa khu công viên. Dù có nhìn từ hướng nào đi chăng nữa, du khách cũng đều có thể cảm nhận được sự hùng vĩ của ngôi nhà này. Tại đây, du khách sẽ được xem nghi lễ đổi gác diễn ra 60 phút và chụp hình ở bên ngoài tòa nhà chính phủ.

Ngoài ra trong khuôn viên của tòa nhà còn có phòng triển lãm, phòng hòa nhạc với sức chứa hàng nghìn

Nhà tưởng niệm Tưởng Giới Thạch

Chợ đêm Đài Loan không chỉ đơn thuần là nơi mua bán, mà còn là địa điểm giải trí, ăn uống, tụ họp với một không khí vô cùng náo nhiệt, đông vui. Chợ đêm Sĩ Lâm (Shilin) nằm ở đoạn gần nhà hát Yan Ming, gần đường Wen Lin, Ji He, Da Dong và Da Nan. Đây là khu chợ đêm lớn nhất Đài Loan, hấp dẫn khách du lịch cũng như người dân địa phương bởi các mặt hàng đa dạng và đồ ăn vặt độc đáo.

Không chỉ quần áo nơi đây còn bán đa dạng các sản phẩm khác từ các cửa hàng bách hóa đến nhà hàng…Ximending còn hấp dẫn du khách bởi sự đa dạng về các hoạt động giải trí như rạp chiếu phim, phòng karaoke. Ximending có hơn 20 rạp chiếu phim, và là một khu vực phổ biến cho các buổi hòa nhạc nhỏ, ra mắt album, và biểu diễn đường phố

Đài Loan là quê hương của trà sữa - thức uống được đông đảo giới trẻ yêu thích. Đây là món ăn nổi tiếng Đài Bắc mà chắc chắn ai tới với Đài Loan nhất định phải thử. Cốc trà sữa trân châu đường đen ở Đài Loan ngon là vì được nấu từ sữa tươi và đường đen, trân chân nấu lên hoà quyện vào cốc trà sữa thơm lừng. Giá của cốc trà sữa bên dưới là 35 TWD (Tân Đài Tệ), khoảng 25.000đ.

Quán mì YongKang Beef Noodle mở cửa đón khách lần đầu tiên vào năm 1963, từ thời điểm đó đến nay, quán mì gia đình nhỏ này được coi là một trong những nơi bán mì bò ngon nhất Đài Bắc. Mì bò gân là món mỳ được ưa thích tại quán ăn này. Điểm đặc biệt của mì ở đây chính là vị cay đặc trưng của ớt Tứ Xuyên trong nước dùng mỳ và độ mềm ngon vừa đúng độ của thịt.

Giá là 220 TWD/tô nhỏ (khoảng 154.000đ/tô nhỏ).

Có thể dễ dàng tìm thấy món ăn mát lạnh này ở hầu hết các chợ đêm Đài Bắc. Lớp kem được bào mỏng mịn màng, xung quanh được phủ nhiều miếng xoài tươi và trên đỉnh có 1 viên kem vị tự chọn vô cùng béo ngậy, kết hợp ăn với kem rất ngon. Nổi tiếng nhất là kem xoài ở YongKang jie (YongKang street) ở gần chỗ bán mì bò YongKang, giá cũng đắt hơn chợ đêm một chút, khoảng 180 – 200 TWD/tô to (140.000đ/tô).

5. Gà rán Đài Loan ở cửa số 5 Ga Guting

Thịt gà được cắt thành các miếng vừa ăn, ướp gia vị, tẩm bột rồi rán giòn. Sau đó, người bán sẽ rắc thêm chút muối, tiêu và húng quế rán giòn lên trên. Đây là món ăn khuya được nhiều người dân xứ Đài yêu thích. Gà rán ngon ở Đài Loan thì ở cửa số 5 Ga Guting (Guting MRT station).

Giá của món Gà Rán Đài Loan là 55 TWD/phần (khoảng 38.500đ).

Đậu phụ thối rán giòn ăn kèm với bắp cải muối chua ngọt là món ăn mà bạn không thể bỏ qua khi đặt chân dến Đài Loan. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy món ăn dân dã này ở khắp mọi nơi tại Đài Loan. Đậu phụ được để lên men, sau đó rán giòn, thêm nước sốt cay ngọt, món ăn này khá nặng mùi, tuy nhiên nhiều người cho rằng đậu có mùi càng nặng thì càng ngon. Đây là một trong những món ăn đường phố độc đáo nổi tiếng Đài Bắc.

Tiểu long bao - Tinh hoa của ẩm thực Đài Loan

Đây là món ăn nổi tiếng thế giới ở Đài Loan – Tiểu Long Bao. Với lớp vỏ mỏng mềm bọc ngoài lớp nhân thịt thơm phức, há cảo ở nhà hàng Din Tai Fung khiến bạn khó có thể dừng đũa.

Giá là 30 – 40 TWD/cái. Tính ra 10 cái cũng hết 300 – 400 TWD rồi (tương đương 280.000đ/10 cái)

Ju Teng (Đài Loan) đầu tư nhà máy linh kiện 200 triệu đô la tại Nghệ An

(TBKTSG Online) – Ngày 27-1, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức lễ ký kết trực tuyến với Ju Teng International (Đài Loan) biên bản ghi nhớ về thỏa thuận đầu tư dự án nhà máy linh kiện điện tử tại khu công nghiệp Hoàng Mai 1 của tỉnh này.

Dự án nhà máy sản xuất linh kiện điện tử cho máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh này được chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 có tổng mức đầu tư khoảng 200 triệu đô la Mỹ, sử dụng diện tích khoảng 130 héc ta và cần khoảng 30.000 lao động.

Phát biểu tại lễ ký kết, bà Lê Ngọc Hoa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đã thay mặt lãnh đạo tỉnh này cảm ơn nhà đầu tư Công ty Ju Teng International đã vào đầu tư tại Nghệ An và mong dự án sớm triển khai và đi vào hoạt động hiệu quả. Thực tế, dự án này được khởi động từ 2 năm trước nhưng do điều kiện dịch bệnh nên hôm nay mới triển khai đầu tư. Quá trình chuẩn bị dự án, tỉnh Nghệ An và Công ty Hoàng Thịnh Đạt (nhà đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Hoàng Mai 1) đã phối hợp giải phóng mặt bằng, đầu tư cơ sở hạ tầng và chỉ đạo nhà đầu tư hoàn thiện thêm các hạng mục theo tiến độ cam kết.

Bà Hoa cho biết dự kiến vào ngày 8-2 tới, tỉnh Nghệ An tiến hành thủ tục trao giấy chứng nhận đầu tư và đầu quý 3-2021 sẽ cấp điện cho nhà máy này... Tỉnh Nghệ An cam kết sẽ chỉ đạo Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam và các sở, ngành chuẩn bị các điều kiện về hạ tầng, điện, kể cả nhân lực lao động khi nhà đầu tư có yêu cầu. Đề nghị nhà đầu tư phối hợp với nhà đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Hoàng Mai 1 là Công ty Hoàng Thịnh Đạt và các sở, ngành hoàn thiện các thủ tục đầu tư để sau ngày 8-2-2021 trao giấy chứng nhận đầu tư để bắt tay ngay vào triển khai nhanh dự án.

Tại lễ ký kết, ông Hoàng Văn Dương, Chủ tịch công ty Hoàng Thịnh Đạt cam kết sẽ phối hợp với Công ty Ju Teng để triển khai dự án đúng tiến độ và hiệu quả. Còn ông Trịnh Lập Dục (Zheng Li Yu), Chủ tịch Quốc tế Công ty Ju Teng International Holdings Ltd cảm ơn sự tạo điều kiện của UBND tỉnh Nghệ An và các sở, ngành liên quan trong quá trình chuẩn bị cho dự án đầu tư tại đây và tiếp tục mong nhận được sự cộng tác của tỉnh trong quá trình đầu tư triển khai tại Nghệ An.