Giá Cả Thị Trường Được Hình Thành

Giá Cả Thị Trường Được Hình Thành

VTV.vn - Giá cà phê Arabica tăng 1,23%, tiếp tục neo tại mức cao nhất trong 47 năm và đã có thời điểm trong phiên chạm mức cao nhất lịch sử khi tiến sát mốc 7.400 USD/tấn.

VTV.vn - Giá cà phê Arabica tăng 1,23%, tiếp tục neo tại mức cao nhất trong 47 năm và đã có thời điểm trong phiên chạm mức cao nhất lịch sử khi tiến sát mốc 7.400 USD/tấn.

GIÁ CẢ, THỊ TRƯỜNG MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP

Theo báo cáo công bố ngày 6/2/2024 của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (Energy Information Administration - EIA), năm 2023, tổng sản lượng sản xuất dầu thô toàn cầu đạt 101,75 triệu thùng/ngày (tăng 1,76% so với năm 2022); tổng tiêu thụ dầu thô toàn cầu đạt 101,00 triệu thùng/ngày (tăng 1,87%); tổng lượng tồn trữ dầu thô tính tới cuối năm 2023 là 3.716 triệu thùng (tăng 6,44% so với lượng tồn trữ dầu thô tính tới cuối năm 2022)…

Theo báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), ước năm 2023 sản lượng điện sản xuất và mua ngoài của Việt Nam là 280,6 tỷ kwh (tăng 4,56% so với năm 2022); Trong đó, điện sản xuất và mua trong nước đạt 271,1 tỷ kWh, tăng 3,45% so năm 2022 (chia ra: điện sản xuất của các nhà máy điện thuộc Công ty mẹ EVN chiếm 14,7%, các GENCO chiếm 27,8%, mua của các nguồn ngoài chiếm 57,4%). Sản lượng điện thương phẩm là 251,25 tỷ kwh (tăng 3,52% so với năm 2022).

Trong đó: thành phần công nghiệp - xây dựng chiếm 50,85% (giảm 2,23% so với năm 2022); quản lý tiêu dùng chiếm 36,08% (tăng 12,88%); thương nghiệp, khách sạn nhà hàng chiếm 5,35% (tăng 12,33%); nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 3,61% (tăng 8,12%) và các thành phần khác chiếm 4,12% (tăng trưởng 2,46%). Nhìn chung, ngành điện đã đảm bảo cung ứng điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước (Hình 23).

Tính đến cuối năm 2023, tổng công suất lắp đặt nguồn điện toàn hệ thống đạt 80.555MW, tăng gần 2.800MW (tương đương 3,60%) so với cuối năm 2022. Trong đó: tổng công suất các nguồn điện năng lượng tái tạo (gió, mặt trời...) là 21.664MW, tăng 664MW, tương đương 3,16% so với năm 2022 (chiếm tỷ trọng 26,9% trong hệ thống); thủy điện là 22.872 MW (chiếm tỷ trọng 28,4%); nhiệt điện than là 26.757 MW (chiếm tỷ trọng 33,2%); nhiệt điện khí 7.160 MW (chiếm tỷ trọng 8,9%)...

Theo Hiệp hội thép Thế giới (World Steel Association - WSA), năm 2023 tổng sản lượng thép thô toàn cầu ước đạt 1.850 triệu tấn (giảm 0,11% so với năm 2022); tổng tiêu thụ thép thô toàn cầu ước đạt 1.815 triệu tấn (tăng 1,80%)…

Trong năm 2023, từ tháng 1-3/2023 giá quặng sắt có xu hướng tăng khá mạnh, từ tháng 4-6/2023 giá quặng sắt lại có xu hướng giảm mạnh, từ tháng 7-12/2023 giá lại có xu hướng tăng; kết quả là giá quặng sắt bình quân năm 2023 đạt 120,32 USD/tấn, giảm 0,81% so với năm trước (năm 2022 giảm 24,99%). Từ tháng 1-3/2023 giá thép cuộn cán nóng có xu hướng tăng khá mạnh, từ tháng 4-6/2023 giá thép lại có dấu hiệu giảm mạnh, tháng 7-12/2023 giá lại biến động theo xu hướng tăng nhẹ; kết quả là giá thép cuộn cán nóng bình quân năm 2023 đạt 4.025 CNY/tấn giảm 8,69% so với năm trước (năm 2022 giảm 17,13%)...

Nội dung bài viết được đăng tải trên ẩn phẩm đặc biệt Kinh tế 2023-2024:  Việt Nam & Thế giới phát hành ngày 06/03/2024. Kính mời Quý độc giả tìm đọc tại đây:

https://postenp.phaha.vn/chi-tiet-toa-soan/tap-chi-kinh-te-viet-nam

Diễn biến giá tiêu dùng tháng 11/2024 so với tháng trước của các nhóm hàng chính như sau: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống (-0,22%) Chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tháng 11/2024 giảm 0,22%, góp phần làm CPI chung giảm 0,07 điểm phần trăm. Trong đó, chỉ số giá nhóm thực phẩm giảm 0,5%, góp phần giảm 0,1 điểm phần trăm; ngược lại, nhóm lương thực tăng 0,33%, tác động tăng 0,01 điểm phần trăm; nhóm ăn uống ngoài gia đình tăng 0,26%, tác động tăng 0,02 điểm phần trăm. Lương thực (+0,33%) Chỉ số giá nhóm lương thực tháng 11/2024 tăng 0,33%, trong đó chỉ số giá nhóm gạo tăng 0,36% (Gạo tẻ ngon tăng 0,44%; gạo tẻ thường tăng 0,34%; gạo nếp tăng 0,4%). Giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu khi nhu cầu gạo của các nước tiếp tục ở mức cao do thời tiết bất lợi, nắng nóng gay gắt, bão liên tiếp xảy ra tại nhiều nơi trên thế giới. Trong tháng, giá gạo tẻ thường dao động từ 15.100-18.900 đồng/kg; giá gạo Bắc Hương từ 20.900-23.900 đồng/kg; giá gạo tẻ ngon Nàng Thơm chợ Đào từ 22.400-24.700 đồng/kg; giá gạo nếp từ 27.200-41.400 đồng/kg. Bên cạnh đó, một số mặt hàng lương thực tháng Mười một tăng giá như giá ngô tăng 0,58%; bột ngô tăng 0,57%; bột mỳ tăng 0,46%; ngũ cốc ăn liền tăng 0,4%; bánh mì tăng 0,32%; khoai tăng 0,05%. Thực phẩm (-0,5%) Chỉ số giá nhóm thực phẩm tháng 11/2024 giảm 0,5%, tập trung chủ yếu ở một số mặt hàng sau: - Giá thịt lợn giảm 0,45% so với tháng trước do dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp tại một số địa phương khiến nhu cầu của người dân giảm do lo lắng về an toàn thực phẩm và nguồn gốc thịt lợn. Tính đến ngày 28/11/2024, giá thịt lợn hơi dao động từ 59.000-63.000 đồng/kg. Theo đó, giá thịt quay, giò, chả giảm 0,23%; nội tạng động vật giảm 0,02%. - Giá thịt gia cầm giảm 0,08%, trong đó giá thịt gà giảm 0,04%; thịt gia cầm khác giảm 0,27%. Bên cạnh đó, giá trứng các loại giảm 0,53%. - Giá nhóm rau tươi, khô và chế biến giảm 4,1% do thời tiết thuận lợi, nguồn cung dồi dào. Trong đó, giá rau tươi khác giảm 6,69%; su hào giảm 6,15%; rau muống giảm 5,86%; cà chua giảm 5,16%; rau chế biến các loại giảm 4,55%; khoai tây giảm 3,92%; rau dạng quả, củ giảm 3,5%; đỗ quả tươi giảm 2,37%. Ở chiều ngược lại, một số mặt hàng có giá tăng so với tháng trước: - Giá thủy sản tươi sống tăng 0,32% do nhu cầu tiêu thụ vào dịp cuối năm tăng. Trong đó, giá thủy sản tươi sống khác tăng 0,57%; giá tôm tươi hoặc ướp lạnh tăng 0,48%; cá tươi hoặc ướp lạnh tăng 0,2%. - Giá sữa, bơ, phô mai tăng 0,3%; chè, cà phê, ca cao tăng 0,28%; đồ gia vị tăng 0,27%; bánh, mứt, kẹo tăng 0,15%. Ăn uống ngoài gia đình (+0,26%) Chỉ số giá nhóm ăn uống ngoài gia đình tháng 11/2024 tăng 0,26%. Trong đó, giá đồ ăn nhanh mang đi tăng 0,4% so với tháng trước; giá uống ngoài gia đình tăng 0,37%; giá ăn ngoài gia đình tăng 0,22%. Đồ uống và thuốc lá (+0,26%) Chỉ số giá nhóm đồ uống và thuốc lá tháng 11/2024 tăng 0,26%, chủ yếu do giá nguyên liệu sản xuất đồ uống và tỷ giá đô la Mỹ tăng. Cụ thể: Giá nước quả ép tăng 0,52%; nước giải khát có ga tăng 0,45%; nước khoáng tăng 0,42%; thuốc hút tăng 0,33%; rượu các loại tăng 0,29%; bia các loại tăng 0,1%. May mặc, mũ nón và giày dép (+0,21%) Chỉ số giá nhóm may mặc, mũ nón và giày dép tháng Mười Một tăng 0,21% do chi phí nhân công, chi phí vật liệu và nhu cầu mua sắm tăng khi thời tiết chuyển mùa. Trong đó, giá dịch vụ giày, dép tăng 0,5%; vải các loại tăng 0,41%; dịch vụ may mặc tăng 0,27%; quần áo may sẵn tăng 0,23%; mũ nón tăng 0,22%. Nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng (+0,87%)[1] Chỉ số giá nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tháng 11/2024 tăng 0,87% chủ yếu tăng giá ở một số mặt hàng sau: - Giá dầu hỏa tăng 3,57% so với tháng trước do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá trong tháng. - Giá gas tăng 2,25%, nguyên nhân là từ ngày 01/11/2024, giá gas trong nước điều chỉnh tăng theo giá gas thế giới. - Giá dịch vụ sửa chữa nhà ở tăng 0,62% do nhu cầu tăng vào dịp cuối năm. - Giá thuê nhà tăng 0,45% do giá mua bán nhà đất và chung cư tăng cao. - Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 0,28% do giá xi măng, giá thép tăng trong bối cảnh giá điện, than, bao bì tăng... - Giá điện sinh hoạt tăng 2,03% so với tháng trước do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân từ ngày 11/10/2024. Ở chiều ngược lại, giá nước sinh hoạt giảm 0,43% do thời tiết mát nên nhu cầu tiêu dùng giảm. Thiết bị và đồ dùng gia đình (+0,08%) Chỉ số giá nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tháng 11/2024 tăng 0,08% do nhu cầu tiêu dùng tăng vào mùa cưới và thời tiết chuyển sang mùa đông. Trong đó, giá đồ nhựa và cao su tăng 0,51%; thuê đồ dùng trong gia đình tăng 0,49%; bếp gas tăng 0,32%; đồ điện khác và giường, tủ, bàn ghế cùng tăng 0,29%; bình nước nóng nhà tắm và trang thiết bị nhà bếp cùng tăng 0,23%; dịch vụ sửa chữa thiết bị gia đình tăng 0,18%; ổn áp điện tăng 0,14%; thuê người phục vụ tăng 0,11%; hàng dệt trong nhà tăng 0,1%; hàng thủy tinh, sành, sứ tăng 0,18%. Thuốc và dịch vụ y tế (+0,05%) Chỉ số giá nhóm thuốc và dịch vụ y tế tháng Mười một tăng 0,05% do thời tiết giao mùa, bệnh cảm cúm, đường hô hấp gia tăng nên nhu cầu tiêu dùng các loại thuốc về giảm đau, hạ sốt, đường hô hấp, vitamin và khoáng chất của người dân tăng. Trong đó, thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt tăng 0,27%; thuốc đường tiêu hóa tăng 0,12%; thuốc tim mạch và thuốc vitamin và khoáng chất cùng tăng 0,07%. Giao thông (-0,07%) Chỉ số giá nhóm giao thông tháng 11/2024 giảm 0,07% góp phần làm giảm CPI chung 0,01 điểm phần trăm, chủ yếu do: - Giá vận tải hành khách bằng đường hàng không giảm 11,04%; vận tải hành khách bằng đường sắt giảm 4,1% do nhu cầu của người dân giảm. - Giá xăng giảm 0,14% so với tháng trước; giá xe ô tô đã qua sử dụng giảm 0,13%; giá xe ô tô mới giảm 0,04%. Bên cạnh đó, có một số mặt hàng tăng giá: - Giá dầu diezen tăng 2,96% do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá trong tháng; giá dầu mỡ nhờn tăng 0,1%. - Giá sửa chữa xe máy tăng 1,03% so với tháng trước; sửa chữa xe đạp tăng 0,55%; phụ tùng khác của xe máy tăng 0,27%; lốp, săm xe máy tăng 0,25%; xe máy tăng 0,24%; lốp, săm xe đạp tăng 0,21%; phụ tùng khác của xe đạp tăng 0,15%; xe đạp tăng 0,14%. Bưu chính, viễn thông (-0,3%) Chỉ số giá nhóm bưu chính, viễn thông tháng Mười một giảm 0,3%. Trong đó, giá máy điện thoại di động thông thường giảm 0,99%; giá máy điện thoại di động thông minh và máy tính bảng giảm 0,46%; giá máy điện thoại cố định giảm 0,04%; phụ kiện máy điện thoại thông minh và máy tính bảng giảm 0,03%. Ngược lại, giá sửa chữa điện thoại tăng 0,47% do chi phí nhân công tăng. Giáo dục (+0,11%) Chỉ số giá nhóm giáo dục tháng Mười Một tăng 0,11%, trong đó giá dịch vụ giáo dục tăng 0,11% do một số trường mầm non tư thục, cao đẳng, nghề, trung cấp, đại học, sau đại học tăng học phí. Bên cạnh đó, Thái Nguyên và Đồng Tháp có chính sách miễn giảm học phí nhằm hỗ trợ cho người dân. Ngoài ra, giá sản phẩm từ giấy tăng 0,28%; giá văn phòng phẩm, đồ dùng học tập khác tăng 0,23%; giá bút viết tăng 0,18%. Văn hóa, giải trí và du lịch (+0,2%) Chỉ số giá nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tháng 11/2024 tăng 0,2%, tập trung chủ yếu ở những mặt hàng như báo các loại tăng 0,66%; xem phim, ca nhạc tăng 0,47%; cây, hoa cảnh tăng 0,41%; dịch vụ thể thao tăng 0,29%; đồ chơi trẻ em tăng 0,18%. Hàng hóa và dịch vụ khác (+0,29%) Chỉ số giá nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tháng 11/2024 tăng 0,29%. Trong đó, giá đồ trang sức tăng 2,35% theo giá vàng trong nước; sửa chữa đồng hồ đeo tay tăng 0,12%; dịch vụ chăm sóc cá nhân tăng 0,1%; dịch vụ vệ sinh môi trường tăng 0,07%. Chỉ số giá vàng (+2,26%) Giá vàng trong nước biến động cùng chiều với giá vàng thế giới. Tính đến ngày 27/11/2024, bình quân giá vàng thế giới ở mức 2.696,8 USD/ounce, tăng 0,12% so với tháng 10/2024. Đầu tháng 11/2024, giá vàng thế giới giảm đáng kể sau khi ông Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ do các nhà đầu tư điều chỉnh danh mục và chờ đợi các chính sách kinh tế mới của ông Trump. Tuy nhiên, đợt giảm này chỉ kéo dài trong thời gian ngắn, giá vàng nhanh chóng phục hồi trong các tuần sau đó do các yếu tố như căng thẳng địa chính trị và kỳ vọng về việc giảm lãi suất từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Trong nước, chỉ số giá vàng tháng 11/2024 tăng 2,26% so với tháng trước; tăng 32,91% so với tháng 12/2023; tăng 38,2% so với cùng kỳ năm trước; bình quân 11 tháng năm 2024, chỉ số giá vàng tăng 28,42%. Chỉ số giá đô la Mỹ (+1,76%) Tính đến ngày 27/11/2024, chỉ số giá đô la Mỹ trên thị trường quốc tế đạt mức 105,47 điểm, tăng 2,52% so với tháng trước do các kỳ vọng về chính sách tiền tệ của FED và dữ liệu kinh tế Mỹ tích cực, cùng với căng thẳng địa chính trị leo thang ở một số quốc gia đã làm tăng nhu cầu đối với đồng USD như một tài sản an toàn. Trong nước, giá đô la Mỹ bình quân trên thị trường tự do quanh mức 25.483 VND/USD. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 11/2024 tăng 1,76% so với tháng trước; tăng 4,22% so với tháng 12/2023; tăng 3,63% so với cùng kỳ năm trước; bình quân 11 tháng năm 2024 tăng 4,97%.

Bảng 1. Tốc độ tăng/giảm CPI tháng 11 từ năm 2020 đến năm 2024

CPI bình quân 11 tháng so với cùng kỳ năm trước

So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 11/2024 tăng 2,77%. Trong 11 nhóm hàng tiêu dùng chính, có 08 nhóm tăng giá và 03 nhóm giảm giá.

Các nhóm hàng có chỉ số giá tháng 11/2024 tăng so với cùng kỳ năm trước:

- Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 4,12% làm CPI chung tăng 1,38 điểm phần trăm, trong đó giá nhóm lương thực tăng 6,13%; thực phẩm và ăn uống ngoài gia đình cùng tăng 3,87%.

- Nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 5,06%, tác động làm CPI chung tăng 0,95 điểm phần trăm. Trong đó, nước sinh hoạt tăng 5,14%; điện sinh hoạt tăng 7,83%; nhà ở thuê tăng 4,59%; giá gas và các loại chất đốt khác tăng 5,19%; vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 3,51%.

- Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 5,28%, làm CPI chung tăng 0,28 điểm phần trăm do giá dịch vụ y tế được điều chỉnh theo mức lương cơ sở.

- Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng cao nhất với 7%, tác động làm CPI chung tăng 0,25 điểm phần trăm. Trong đó, lệ phí công chứng, bảo hiểm và dịch vụ khác tăng 17,28%; dịch vụ phục vụ cá nhân tăng 6,1%; dịch vụ vệ sinh môi trường tăng 2,82%; dịch vụ về hiếu hỉ tăng 2,81%.

- Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 2,2% làm CPI chung tăng 0,1 điểm phần trăm.

- Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,41%, tác động làm CPI chung tăng 0,1 điểm phần trăm. Trong đó, giường, tủ, bàn ghế tăng 2,25%; giá hàng thủy tinh, sành sứ tăng 2,05%; xà phòng và chất tẩy rửa tăng 1,59%; đồ dùng trong nhà tăng 1,65%.

- Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 2,34%, tác động làm CPI chung tăng 0,06 điểm phần trăm.

- Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 1,14%, tác động làm CPI chung tăng 0,06 điểm phần trăm. Trong đó, giá dịch vụ giày dép tăng 6,03%; dịch vụ may mặc tăng 3,19%; mũ nón tăng 1,86%; vải các loại tăng 1,88%.

Ở chiều ngược lại, có 03 nhóm hàng giảm giá:

- Nhóm giao thông giảm 3,3%, góp phần làm CPI chung giảm 0,32 điểm phần trăm, trong đó giá xăng, dầu giảm 12,44% và ô tô giảm 0,73%.

- Nhóm giáo dục giảm 0,81%, góp phần làm CPI chung giảm 0,05 điểm phần trăm do trong năm học 2023-2024 và 2024-2025 một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã miễn, giảm mức học phí.

- Nhóm bưu chính, viễn thông giảm 0,57% do giá điện thoại thế hệ cũ giảm.

So với tháng 12/2023, CPI tháng Mười một tăng 2,65%, trong đó có 08 nhóm hàng tăng giá và 03 nhóm hàng giảm giá.

- Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 6,66%, chủ yếu do bảo hiểm y tế tăng theo mức lương cơ sở mới; giá nhóm đồ trang sức tăng theo giá vàng trong nước.

- Nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 4,6%, trong đó chỉ số giá nước sinh hoạt tăng 4,81%; điện sinh hoạt tăng 6,71%; dịch vụ sửa chữa nhà ở tăng 4,41%; vật liệu bảo dưỡng nhà ở chính tăng 3,13%.

- Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 4,01% do giá lương thực, thực phẩm và ăn uống ngoài gia đình tăng.

- Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 3,07% do giá dịch vụ y tế được điều chỉnh theo mức lương cơ sở.

- Nhóm đồ uống, thuốc lá tăng 2,2% do nhu cầu tiêu dùng tăng và tỷ giá đô la Mỹ tăng.

- Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 2,11% do nhu cầu tăng vào dịp Lễ, Tết và mùa hè.

- Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,32% do nhu cầu sử dụng tăng.

- Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,88%, trong đó giá dịch vụ giày dép tăng 5,9%; dịch vụ may mặc tăng 2,72%; vải các loại tăng 1,69%; giày dép tăng 0,99%.

Ở chiều ngược lại, có 03 nhóm hàng giảm giá:

- Nhóm giao thông giảm 1,45% so với tháng 12/2023, chủ yếu do các đợt điều chỉnh giá xăng, dầu trong năm. Trong đó, giá ô tô giảm 0,63% và giá xăng, dầu diezen giảm 7,53%.

- Nhóm giáo dục giảm 1,24% so với tháng 12/2023 do thực hiện Nghị định số 97/2023/NĐ-CP ngày 31/12/2023 của Chính phủ, một số địa phương đã điều chỉnh giảm mức học phí sau khi đã thu theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP. Bên cạnh đó, một số địa phương có chính sách miễn, giảm học phí cho học sinh các cấp học từ mầm non, tiểu học, THCS, THPT... từ ngân sách địa phương.

- Nhóm bưu chính, viễn thông giảm 0,59% do một số mặt hàng điện thoại thông minh mẫu cũ giảm giá.

CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG 11 THÁNG NĂM 2024

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 11 tháng năm 2024 tăng 3,69% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, diễn biến CPI các tháng và các yếu tố làm tăng, giảm CPI 11 tháng năm 2024 được phân tích chi tiết trong các mục dưới đây.

Diễn biến giá tiêu dùng 11 tháng năm 2024

Diễn biến CPI 11 tháng năm 2024 so với tháng trước

So với tháng trước, CPI tháng 01/2024 tăng 0,31% do một số địa phương thực hiện tăng giá dịch vụ y tế, Tập đoàn Điện lực Việt Nam điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân và giá gạo trong nước tiếp tục tăng theo giá gạo xuất khẩu. Sang tháng 02/2024, CPI tăng cao nhất 1,04% do là tháng có Tết Nguyên đán Giáp Thìn nên nhu cầu mua sắm hàng hóa và dịch vụ của người dân tăng cao, giá gạo, giá xăng dầu tăng theo giá thế giới. Tháng 3/2024, CPI giảm 0,23% do nhu cầu của người dân giảm sau dịp Tết Nguyên đán, đặc biệt là lương thực, thực phẩm. Từ tháng 4/2024 đến tháng 7/2024, CPI liên tục tăng lần lượt so với tháng trước là 0,07%; 0,05%; 0,17% và 0,48%, chủ yếu do giá gạo, thịt lợn, xăng dầu, điện sinh hoạt và bảo hiểm y tế tăng. Sang tháng 8/2024, chỉ số giá tiêu dùng ổn định so với tháng trước. Tháng 9/2024, CPI tăng 0,29% chủ yếu do giá lương thực, thực phẩm tăng cao tại các địa phương bị ảnh hưởng trực tiếp bởi cơn bão số 3, số 4, hoàn lưu bão. Tháng 10/2024, CPI tăng 0,33% do giá lương thực, thực phẩm, giá xăng dầu trong nước tăng theo giá thế giới, giá nhà ở thuê tăng. Tháng 11/2024, CPI tăng 0,13% do giá điện sinh hoạt, giá nhà ở thuê và vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng. Trong 11 tháng năm 2024, bình quân mỗi tháng CPI tăng 0,24% so với tháng trước.

Diễn biến CPI 11 tháng năm 2024 so với cùng kỳ năm trước

So với cùng kỳ năm trước, ngược với năm 2023, CPI 5 tháng đầu năm 2024 có xu hướng tăng cao dần, từ mức 3,37% của tháng Một lên mức cao nhất 4,44% vào tháng Năm. Từ tháng Sáu đến nay, mức tăng CPI có xu hướng giảm dần, từ mức tăng 4,34% của tháng 6/2024 xuống còn tăng 2,77% vào tháng 11/2024.

Tính chung 11 tháng năm nay, CPI tăng 3,69% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chủ yếu do nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng giá khi giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu, thiên tai bão lũ và nhu cầu tiêu dùng tăng trong dịp Lễ, Tết cùng với giá thịt lợn tăng; nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng; giá dịch vụ y tế bảo hiểm y tế được điều chỉnh tăng theo lương cơ sở.

Yếu tố làm tăng CPI 11 tháng năm 2024 so với cùng kỳ năm trước

- Chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống bình quân 11 tháng năm 2024 tăng 4,05% so với cùng kỳ năm trước, tác động làm CPI chung tăng 1,36 điểm phần trăm. Trong đó, chỉ số giá: Nhóm lương thực tăng 12,91%, tác động làm CPI tăng 0,47 điểm phần trăm, trong đó giá gạo tăng 16,96% theo giá gạo xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng tăng trong dịp Lễ, Tết, làm CPI chung tăng 0,43 điểm phần trăm. Nhóm ăn uống ngoài gia đình tăng 4% do nhu cầu tiêu dùng và chi phí nhân công tăng. Nhóm thực phẩm tăng 2,61%, làm CPI chung tăng 0,56 điểm phần trăm.

- Chỉ số giá nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 5,21% so với cùng kỳ năm trước, tác động làm CPI chung tăng 0,98 điểm phần trăm, chủ yếu do chỉ số giá điện sinh hoạt tăng 7,7% do nhu cầu sử dụng điện tăng cùng với việc EVN điều chỉnh mức bán lẻ giá điện bình quân làm CPI chung tăng 0,25 điểm phần trăm; chỉ số giá nhà ở thuê và nhà chủ sở hữu tính quy đổi tăng 4,58%, tác động làm CPI tăng 0,48 điểm phần trăm. Bên cạnh đó, chỉ số giá nước sinh hoạt bình quân 11 tháng tăng 8,66% so với cùng kỳ năm trước.

- Chỉ số giá nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 7,33%, tác động làm CPI chung tăng 0,4 điểm phần trăm do giá dịch vụ y tế được điều chỉnh theo lương cơ sở.

- Chỉ số giá nhóm giáo dục tăng 5,98% do trong năm học 2023-2024 và 2024-2025 một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tăng mức học phí, tác động làm CPI chung tăng 0,37 điểm phần trăm.

- Chỉ số giá nhóm giao thông tăng 0,91%, tác động làm CPI chung tăng 0,09 điểm phần trăm.

Yếu tố làm giảm CPI 11 tháng năm 2024 so với cùng kỳ năm trước

Chỉ số giá nhóm bưu chính, viễn thông 11 tháng năm 2024 giảm 1,06% so với cùng kỳ năm trước do giá điện thoại thế hệ cũ giảm khi các doanh nghiệp áp dụng chương trình giảm giá, kích cầu đối với các dòng điện thoại thông minh đưa ra thị trường sau một thời gian.

Lạm phát cơ bản[2] tháng 11/2024 tăng 0,24% so với tháng trước, tăng 2,77% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 11 tháng năm 2024, lạm phát cơ bản tăng 2,7% so với cùng kỳ năm 2023, thấp hơn mức tăng CPI bình quân chung (3,69%), chủ yếu do giá lương thực, thực phẩm, điện sinh hoạt, dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế là yếu tố tác động làm tăng CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản.

Bảng 2. Lạm phát cơ bản tháng Mười Một và 11 tháng từ năm 2020 đến năm 2024

Lạm phát cơ bản tháng 11 so với tháng trước

Lạm phát cơ bản tháng 11 so với cùng kỳ năm trước

Lạm phát cơ bản 11 tháng so với cùng kỳ năm trước

[1] Trong đó, chỉ số giá điện, nước sinh hoạt tháng 11/2024 phản ánh biến động trễ một tháng so với các mặt hàng khác do được tính dựa trên doanh thu và sản lượng tiêu dùng của tháng 10/2024.

[2] CPI sau khi loại trừ lương thực, thực phẩm tươi sống, năng lượng và mặt hàng do Nhà nước quản lý bao gồm dịch vụ y tế và giáo dục.