Đi Học Về Là Đi Học Về Em Vào Nhà Em Chào Cha Mẹ

Đi Học Về Là Đi Học Về Em Vào Nhà Em Chào Cha Mẹ

1. Đoàn con bao hân hoan bước về nhà Cha trong tình yêu mến. Nguyện dâng lên muôn câu ca cảm tạ tình Cha thiết tha. Lòng Chúa ôi tình thương chất chứa, lòng con ngập tràn bao say sưa. Tình Chúa dâng tràn bao sức sống. Tình mến con còn mãi khát mong.

1. Đoàn con bao hân hoan bước về nhà Cha trong tình yêu mến. Nguyện dâng lên muôn câu ca cảm tạ tình Cha thiết tha. Lòng Chúa ôi tình thương chất chứa, lòng con ngập tràn bao say sưa. Tình Chúa dâng tràn bao sức sống. Tình mến con còn mãi khát mong.

Mời bạn đồng hành cùng Tiếp sức đến trường

Chương trình Tiếp sức đến trường 2024 của báo Tuổi Trẻ khởi động ngày 8-8, dự kiến trao 1.100 suất học bổng với tổng kinh phí hơn 20 tỉ đồng (15 triệu đồng cho tân sinh viên khó khăn, 20 suất học bổng đặc biệt trị giá 50 triệu đồng/suất trong suốt 4 năm học và thiết bị học tập, quà tặng…).

Với phương châm “Không để bất kỳ bạn trẻ nào vì nghèo khó mà không thể đến với giảng đường”, “Tân sinh viên gặp khó, có Tuổi Trẻ” - như một lời cam kết sẵn sàng hỗ trợ tân sinh viên trong hành trình 20 năm qua của Tuổi Trẻ.

Chương trình được sự đóng góp, ủng hộ của Quỹ “Đồng hành nhà nông” - Công ty CP phân bón Bình Điền, Quỹ khuyến học Vinacam - Công ty cổ phần Tập đoàn Vinacam và các câu lạc bộ “Nghĩa tình Quảng Trị”, “Nghĩa tình Phú Yên”; các câu lạc bộ “Tiếp sức đến trường” Thừa Thiên Huế, Quảng Nam - Đà Nẵng, Tiền Giang - Bến Tre, Quảng Ngãi và Hội Doanh nhân Tiền Giang - Bến Tre tại TP.HCM, Hội tương trợ và hợp tác Đức - Việt (VSW), Công ty Nam Long, Công ty TNHH Nestlé Việt Nam… cùng các doanh nghiệp, nhà hảo tâm và đông đảo bạn đọc báo Tuổi Trẻ.

Doanh nghiệp, bạn đọc có thể ủng hộ học bổng cho tân sinh viên vui lòng chuyển vào tài khoản báo Tuổi Trẻ:

113000006100 Ngân hàng Công thương (VietinBank), chi nhánh 3 TP.HCM.

Nội dung: Ủng hộ "Tiếp sức đến trường" cho tân sinh viên hoặc ghi cụ thể tỉnh/thành mà bạn đọc muốn hỗ trợ.

Bạn đọc, quý doanh nghiệp ở nước ngoài có thể chuyển khoản về báo Tuổi Trẻ:

Tài khoản USD 007.137.0195.845 Ngân hàng Ngoại thương TP.HCM;

Tài khoản EUR 007.114.0373.054 Ngân hàng Ngoại thương TP.HCM

Nội dung: Ủng hộ "Tiếp sức đến trường" cho tân sinh viên hoặc ghi cụ thể tỉnh/thành mà bạn đọc muốn hỗ trợ.

Ngoài tài trợ kinh phí học bổng, bạn đọc có thể ủng hộ thiết bị học tập, chỗ ở, việc làm... cho tân sinh viên.

Chủ nhân đau khổ của ngôi nhà không cha không mẹ

Huy có niềm đam mê với môn lịch sử - Ảnh: NGUYỄN HOÀNG

Huy bùi ngùi kể hơn 4 tháng trước, khi đi học về, như thói quen hằng ngày, bạn xuống nhà dưới để thưa mẹ. “Tôi thưa mà mẹ nằm im thin thít. Tôi lay, mẹ cũng không phản ứng gì. Cảm giác có điều không lành đau đớn đến với mình, nhưng tôi không dám tin, hy vọng đó chỉ là cảm giác sai. Lúc đó tôi chỉ biết hoảng hốt chạy sang nhà cậu ruột ở cạnh bên kêu giúp” - Huy buồn bã.

Khi người cậu chạy sang thì phát hiện bà R., mẹ Huy, đã mất tự lúc nào. Bà ra đi khi mới 55 tuổi đời, mà không kịp trăng trối với đứa con duy nhất một lời. Còn với Huy, đó là nỗi bất hạnh nhân đôi trong cuộc đời, bởi khi bạn chào đời thì không biết cha mình là ai, nay ở lứa tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” lại mất mẹ.

Kể từ lúc mẹ mất, Huy trở thành chủ nhân của ngôi nhà cấp bốn trống huơ trống hoác. Có những đêm mưa gió, Huy nằm nhớ mẹ khóc ướt cả gối.

“Những lúc đó, tôi nhớ lại lời mẹ dặn, tự bảo mình phải bản lĩnh và vượt qua, dù biết chắc là thách thức sẽ rất lớn vì không có cha mẹ để thành chỗ dựa, làm lá chắn” - Huy bộc bạch.

Giờ đây, Huy lên đường vào đại học, bạn chỉ biết nhờ cậu mợ, người thân chăm sóc giùm ban thờ mẹ và ngôi nhà cô đơn.

Tiếp sức đến trường: Học sinh giỏi tỉnh Phú Yên, điểm đại học đáng mơ ước

Mẹ của Huy đã mất cách đây hơn 4 tháng, để lại Huy đơn độc giữa cuộc đời - Ảnh: NGUYỄN HOÀNG

Huy kể, khi còn sống, bà R. mang nhiều bệnh trong người nhưng vẫn cố gắng hằng ngày bán bán ướt, bánh bèo nuôi con ăn học. Bà mong đứa con duy nhất thay đổi phận nghèo của gia đình. Bà luôn nhắc nhở Huy phải khiêm cung, luôn nỗ lực trong học tập, cố gắng đỗ vào đại học, đừng để khó nghèo đánh bại niềm tin.

Nghe lời mẹ, hiểu phận mình, biết rằng chỉ có học mới đổi đời, Huy đã không ngừng cố gắng. Huy kể, mỗi lần nghe bạn khoe thành tích học tập hoặc nhận được giấy khen, bà R. vui mừng ra mặt.

Trong thời gian học ở Trường THPT Nguyễn Văn Linh (phường Hòa Hiệp Trung, thị xã Đông Hòa), Huy học giỏi các môn xã hội, trong đó nổi bật nhất là môn lịch sử.

Năm học lớp 11, Huy đoạt giải nhì học sinh giỏi cấp tỉnh Phú Yên môn lịch sử. Huy kể niềm đam mê môn lịch sử đến khi đang học cấp 2.

“Ngoài việc học ở trường, tôi còn đọc thêm sách hoặc lên mạng tìm thông tin, video lịch sử. Mỗi khi có những thông tin thú vị nhưng chưa hiểu, tôi ghi chép vào sổ tay, rồi mang lên trường nhờ thầy cô giải đáp” - Huy nói với Tiếp sức đến trường.

Để thực hiện ước mơ của mẹ, những năm học cấp 3, Huy vừa học tập vừa miệt mài ôn luyện. Nhiều người lo lắng cú sốc mất mẹ vào những ngày đầu tháng 5-2024 có thể khiến cậu học sinh mồ côi ngã quỵ trước kỳ thi tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, với nền tảng kiến thức chuẩn bị kỹ lưỡng, chắc chắn, Huy nén nỗi đau mất mát, vượt qua kỳ thi với kết quả đạt tốt.

Xét điểm vào đại học, Huy đã đỗ vào Học viện Hành chính quốc gia - phân viện Quảng Nam, chuyên ngành thanh tra với số điểm 27,75, trong đó môn văn 8 điểm, lịch sử 9,75 và địa lý 10 điểm.

Nguyễn Văn Huy cố gắng vượt qua nỗi đau để thực hiện ước mơ đặt chân đến giảng đường - Ảnh: NGUYỄN HOÀNG

Ngày đưa Huy lên đường nhập học, bà Dương Thị Tín (42 tuổi, mợ út của Huy, nhà ở sát vách) không giấu được xúc động. Bà chia sẻ người thân, bà con quyến thuộc ai cũng xót thương Huy, cũng có giúp đỡ chút ít, nhưng hầu như ai cũng khó khăn, cũng phải lo cho gia đình riêng nên khó có được tình cảm và sự chăm sóc như mẫu tử.

“Nghĩ con người ta đầy đủ khi vào đại học có cha có mẹ đưa tiễn hoặc dẫn đến tận trường, nơi trọ học, còn cháu Huy bơ vơ ngơ ngác, tự lo tất cả, trong túi chỉ có chút ít của bà con thân thuộc và các mạnh thường quân hỗ trợ cho. Không biết những ngày sắp tới cháu có trụ nổi không nữa…”, bà Tín quệt nước mắt, bỏ lửng câu nói.

Còn Huy bịn rịn rời nhà, rời quê đi nhập học với lời hứa trước anh linh mẹ, với cậu mợ: “Con quyết tâm học tập để thay đổi số phận. Con tin ngày mai của con sẽ tươi sáng, mẹ và cậu mợ hãy tin con”.

Thương cậu học trò nghèo, hiếu học

Cô Dương Thị Sang - giáo viên chủ nhiệm cấp 3 của Huy ở Trường THPT Nguyễn Văn Linh - cho biết: “Huy là học sinh chăm chỉ, chịu khó, trên lớp những kiến thức gì không hiểu thì Huy luôn hỏi lại thầy cô, lớp 12 đạt thành tích học sinh giỏi.

Tôi biết được hoàn cảnh của em như vậy nên rất thương. Tôi và Huy cũng hay tâm sự, thấy học trò mình quá khó khăn nên tôi cố gắng giúp đỡ được phần nào hay phần đó nhưng cũng rất mong xã hội sẽ chung tay cùng giúp đỡ em”.

Đại diện UBND phường Hòa Hiệp Nam cũng xác nhận hoàn cảnh Nguyễn Văn Huy rất khó khăn, vì thế địa phương cũng đã nhiều lần hỗ trợ, tìm kiếm các nguồn thiện nguyện để chia sẻ, giúp đỡ.