An Sinh Xã Hội Nước Nào Tốt Nhất

An Sinh Xã Hội Nước Nào Tốt Nhất

Sáng 21/4, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh đã chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

Sáng 21/4, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh đã chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

An sinh xã hội là gì? Ví dụ về an sinh xã hội? Chính sách an sinh xã hội có bao gồm bảo hiểm xã hội không?

An sinh xã hội là hệ thống các chính sách và biện pháp công cộng nhằm bảo vệ và hỗ trợ các thành viên trong xã hội khi họ gặp phải những khó khăn về kinh tế và xã hội. Điều này bao gồm việc đảm bảo thu nhập và các điều kiện sống cơ bản cho những người gặp rủi ro như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, tuổi già, và tử vong.

- Vai trò và ý nghĩa của an sinh xã hội:

+ Bảo vệ quyền lợi cơ bản: Đảm bảo rằng mọi người đều có quyền được sống trong điều kiện an toàn và có thu nhập tối thiểu để duy trì cuộc sống.

+ Giảm thiểu rủi ro xã hội: Giúp giảm bớt các tác động tiêu cực của những biến cố xã hội và kinh tế.

+ Thúc đẩy sự đoàn kết xã hội: Tạo ra một mạng lưới hỗ trợ lẫn nhau trong cộng đồng, thể hiện tinh thần nhân đạo và đoàn kết.

+ Phát triển kinh tế và xã hội: Góp phần vào sự ổn định và phát triển bền vững của xã hội.

- Một số ví dụ về các chính sách an sinh xã hội bao gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trợ cấp thất nghiệp, và các dịch vụ công như giáo dục và y tế.

Chính sách an sinh xã hội bao gồm bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm xã hội là một phần quan trọng của hệ thống an sinh xã hội, nhằm bảo vệ người lao động và gia đình họ trước các rủi ro như ốm đau, tai nạn lao động, thất nghiệp, thai sản, và tuổi già.

Thông tin mang tính chất tham khảo.

An sinh xã hội là gì? Ví dụ về an sinh xã hội? Chính sách an sinh xã hội có bao gồm bảo hiểm xã hội không? (Hình từ Internet)

Đóng góp lớn vào bảo đảm an sinh xã hội người lao động có thể được Huân chương Lao động hạng Nhất?

Theo Điều 42 Luật Thi đua, Khen thưởng 2022 quy định:

Như vậy để được Huân chương Lao động hạng Nhất ngoài có nhiều đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bảo đảm an sinh xã hội, từ thiện nhân đạo, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật thì người lao động cần chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Tỷ lệ người Mỹ trên 65 tuổi vẫn đang làm việc đã tăng gấp đôi kể từ năm 1987, theo Trung tâm nghiên cứu Pew.

Người Mỹ từ 65 tuổi trở lên hiện đóng vai trò lớn hơn trong lực lượng lao động, góp phần thay đổi cơ cấu lao động của nước này và phản ánh một thực tế mới rằng quá trình nghỉ hưu chậm lại.

Số liệu của Trung tâm nghiên cứu Pew năm 2023 cho thấy, khoảng 62% người già Mỹ vẫn làm việc toàn thời gian, trong khi con số này năm 1987 là 47%.

“Ở khía cạnh nào đó điều này không ngạc nhiên, bởi ta đang sống trong một xã hội già hóa dân số”, Richard Fry, nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Pew và là tác giả chính của nghiên cứu, cho biết: “nhiều người lớn tuổi trong lực lượng lao động đồng nghĩa với việc họ có bằng cấp và học vấn cao hơn”.

Báo cáo của Pew cho thấy sự gia tăng người lao động lớn tuổi có trình độ đại học làm những công việc được trả lương cao giúp thu hẹp khoảng cách lương giữa người lao động trong độ tuổi nghỉ hưu và người trẻ tuổi. Những người lao động từ 65 tuổi trở lên có mức lương trung bình mỗi giờ là 22 USD vào năm ngoái, chỉ thấp hơn 3 USD so với mức lương trung bình của những người lao động trẻ tuổi.

Con số này giảm so với mức chênh lệch 8 USD lương trung bình mỗi giờ năm 1987.

Không nghỉ hưu vì… lưu luyến môi trường lao động

Fred Lilikes, 65 tuổi, có được được một công việc toàn thời gian khác trong lĩnh vực công nghệ thông tin sau khi nghỉ hưu vào tháng 6 năm 2020. Công việc mới mang lại cho ông mục đích sống và sự ổn định tài chính. Ông kiếm được gần gấp đôi số tiền sẽ nhận được từ các khoản thanh toán hưu trí của trung tâm An sinh xã hội. Và quan trọng hơn cả, công việc mang lại cho ông lý do để rời khỏi nhà. “Tôi là kiểu người luôn phải có việc gì đó để làm, tôi không thể ngồi yên", Lilikes nói.

Một trường hợp khác là bà Leonora Reiley. Ở tuổi 63, bà đã nghỉ hưu hai lần – lần đầu tiên vào năm 2019 sau 33 năm làm giáo viên trung học công lập, và một lần nữa vào năm 2021 sau khi giảng dạy tại một trường Công giáo ở Yorktown, Va.

Giờ đây, bà đã trở lại làm giáo viên dạy thay tại một trường tư thục, dạy tiếng Anh lớp tám. “Niềm vui của việc tiếp tục giảng dạy mà không có bất kỳ trở ngại nào thật thú vị và điều đó giúp trí não của tôi luôn hoạt động".

“Mô-típ nghỉ hưu nay đã lỗi thời, giờ đây ít người chấp nhận việc 40 năm lao động miệt mài kết thúc bằng một bữa tiệc chia tay và quà lưu niệm nữa”. Joseph Quinn, giáo sư kinh tế tại Đại học Boston, cho biết: “Người lao động ngày nay đang có xu hướng nghỉ hưu dần dần, theo từng giai đoạn".

Độ tuổi trung bình của người Mỹ cũng đang lớn hơn nhiều hơn so với những thập kỷ trước, điều này có nghĩa là họ gặp ít vấn đề sức khỏe hơn và cũng linh hoạt hơn với các công việc bàn giấy thay vì lựa chọn quay về vận hành trang trại hay nhà máy sản xuất lương thực.

Tuy nhiên, có một vài lý do liên quan đến tài chính ngăn cản nhóm tuổi này nghỉ hưu hoàn toàn ở tuổi 65. Joanne Song McLaughlin, nhà kinh tế lao động tại Đại học Buffalo, nói với tờ The Washington Post: “Việc tiết kiệm bao nhiêu tiền để nghỉ hưu tùy thuộc vào chu kỳ kinh tế. iều đó có thể tạo ra động cơ để những người lao động lớn tuổi làm việc lâu hơn”.

Hệ thống An sinh xã hội đã thay đổi, đẩy độ tuổi người Mỹ nhận được trợ cấp hưu trí toàn phần từ 65 lên 67. Ngày càng nhiều công ty  cắt giảm lương hưu, khuyến khích nhân viên thực hiện các kế hoạch tiết kiệm trước khi nghỉ hưu.

Tình hình của nền kinh tế cũng đóng một vai trò quan trọng. Ví dụ, khi đại dịch COVID-19 xảy ra, các doanh nghiệp ngừng hoạt động hàng nghìn người bị sa thải, người lao động lớn tuổi buộc phải nghỉ hưu sớm.

Nhiều người cao tuổi Mỹ chọn cách tiếp tục làm việc, đặc biệt tiền tiết kiệm hưu trí không đủ đối phó với tình trạng lạm phát.

Một số báo cáo chỉ ra, ngay cả khoản tiết kiệm 1 triệu USD cũng có thể không đủ để nghỉ hưu thoải mái do lạm phát: 100 USD ở năm 1987 tương đương với 280 USD ngày nay.

Dù cho đã sắp đạt tới tuổi nghỉ hưu, nhiều người ngay từ đầu đã không có cơ hội tiết kiệm tiền cho việc hưu trí. Dữ liệu gần đây nhất từ ​​Ủy ban Kinh tế Chung năm 2020 cho thấy chỉ 35% những người trong độ tuổi từ 55 đến 64 có lương hưu hoặc tiết kiệm hưu trí được giữ trong quỹ 401(k) hoặc IRA. Nhưng số dư tài khoản tích lũy trung bình chỉ là 88.000 USD - mặc dù mục tiêu tiết kiệm được đề xuất là gấp sáu lần thu nhập ở tuổi 50.

Tất nhiên, không bao giờ là quá muộn để bắt đầu để dành một số tiền tiết kiệm, ngay cả đối với những người lao động ở độ tuổi 50 hoặc 60. Người cao tuổi có thể không thể nghỉ hưu ở độ tuổi truyền thống là 65, nhưng có thể cắt giảm số giờ làm việc và chuyển sang hình thức bán thời gian với mục tiêu nghỉ hưu hoàn toàn trong tương lai!

Chính sách của Nhà nước đối với bảo hiểm xã hội như thế nào?

Theo Điều 6 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định thì nhà nước có các chính sách đối với bảo hiểm xã hội như sau:

- Xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng bao gồm trợ cấp hưu trí xã hội, bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm hưu trí bổ sung để hướng tới bao phủ toàn dân theo lộ trình phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

- Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội; có chính sách hỗ trợ về tín dụng cho người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà bị mất việc làm.

- Ngân sách nhà nước bảo đảm các chế độ của trợ cấp hưu trí xã hội và một số chế độ khác theo quy định của Luật này.

- Bảo hộ, bảo toàn và tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội.

- Hỗ trợ người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

- Khuyến khích các địa phương tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội, khả năng cân đối ngân sách, kết hợp huy động các nguồn lực xã hội hỗ trợ thêm tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và hỗ trợ thêm cho người hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.

- Hoàn thiện pháp luật và chính sách về bảo hiểm xã hội; phát triển hệ thống tổ chức thực hiện bảo hiểm xã hội chuyên nghiệp, hiện đại, minh bạch và hiệu quả; ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số, giao dịch điện tử và yêu cầu quản lý về bảo hiểm xã hội.

- Khuyến khích tham gia bảo hiểm hưu trí bổ sung.